xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đục khoét tài nguyên

Phạm Hồ

Thông tin lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh phá vụ khai thác than đá lậu rất lớn gây sự chú ý của dư luận trong những ngày qua. Vấn đề than lậu nói riêng và tài nguyên nói chung một lần nữa được đặt ra rất cấp bách.

Cơ quan chức năng đang mở rộng điều tra nhưng những thông tin được công bố ban đầu rất sốc: bắt 50 đối tượng; tại chỗ tồn đọng hơn 100.000 tấn than, trị giá khoảng 200 tỉ đồng; liên quan đến nhiều công ty khai thác than thuộc doanh nghiệp được cấp phép của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Nói cách khác, đây là cả đường dây than lậu với nhiều doanh nghiệp lấy danh nghĩa bốc xúc đất đá để khai thác than với khối lượng cực lớn.

Trước đây, cơ quan chức năng cũng đã phá không ít đường dây khai thác than lậu nhưng vì nguồn lợi quá lớn, nhiều đối tượng vẫn không e ngại, lập những đường dây khai thác than lậu tinh vi để tuồn nguồn tài nguyên giá trị này ra ngoài.

Có thể nói khai thác tài nguyên đem bán là một trong những ngành kinh doanh sơ khai nhất nhưng cũng đầy lợi nhuận, vì tài nguyên có sẵn. Đục khoét được nguồn tài nguyên này làm của riêng thì cũng đồng nghĩa giàu lên nhanh chóng. Bởi vậy, với lợi nhuận khổng lồ, không thiếu kẻ luôn tìm cách nhắm vào nguồn lợi này và sẵn sàng liều mạng để chiếm làm của riêng.

Nhưng tài nguyên không phải vô tận, đặc biệt là các nguồn tài nguyên  nguyên thủy. Chúng được hình thành qua hàng triệu năm tích tụ trong lòng đất nên khai thác phần nào sẽ mất đi phần đó mà không thể tái tạo trong thời gian ngắn. Bởi vậy, các quốc gia tiên tiến rất e dè trong việc khai thác và sử dụng những nguồn tài nguyên này; hạn chế khai thác tài nguyên để dự trữ. Họ ưu tiên nhập khẩu các loại nguyên liệu đó và gián tiếp đẩy rủi ro của tương lai cho các nước xuất khẩu. Đáng tiếc, chúng ta thuộc những quốc gia ở vế thứ hai.

Trữ lượng than đá của Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, với ước tính khoảng 5 tỉ tấn. Với gần cả thế kỷ phát triển ngành công nghiệp khai thác bán thô, nguồn tài nguyên này đang cạn kiệt. Để phục vụ các ngành công nghiệp, đặc biệt là nhiệt điện, chúng ta đang trả giá khi phải nhập khẩu than giá cao. Năm 2019, Việt Nam đã chi gần 3,8 tỉ USD để nhập khẩu 43,8 triện tấn than đá. Còn theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập 44,6 triệu tấn than đá, với tổng giá trị hơn 3 tỉ USD.

Nguồn tài nguyên dần cạn kiệt nhưng bị đục khoét, trục lợi thì hậu quả càng lớn. Điều đáng nói, đục khoét tài nguyên không chỉ có ở than đá. Hàng triệu héc ta rừng cũng bị khai thác như tận diệt trong những năm qua và lâm tặc ung dung thu vào túi nguồn lợi khổng lồ. Nguồn tài nguyên nước cũng thế, rất nhiều thủy điện đã tích nước vô tội vạ chỉ vì lợi nhuận của doanh nghiệp là trên hết và trả giá lại chính là ngành sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ du...

Không lo xa tất có ưu phiền gần. Tài nguyên là của quốc gia và đây cũng là tài sản cho thế hệ con cháu. Không chỉ tích cóp mà còn phải bảo vệ nghiêm ngặt nguồn tài nguyên trước những kẻ hám lợi luôn rập rình... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo