xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GDP vùng TP HCM tăng gấp chục lần nếu liên kết tốt

QUỐC ANH

(NLĐO) - Theo TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn, TP HCM không nhất thiết phải sở hữu sân bay, cảng biển, nhà ga lớn nhất vùng nhưng nếu liên kết tốt để khai thác hết tiềm năng thì GPD vùng TP HCM sẽ tăng cả chục lần hiện nay.

Chiều 7-12, UBND TP HCM phối hợp cùng Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP HCM tổ chức hội thảo "Tiến tới đồ án quy hoạch chung TP HCM: Những vấn đề và giải pháp cho hạ tầng đô thị và liên kết cá chức năng trong vùng".

GDP vùng TP HCM tăng gấp chục lần nếu liên kết tốt - Ảnh 1.

TP HCM đang khẩn trương thúc đẩy lập đồ án quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn 2060 theo nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 9-2021.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP HCM  Bùi Xuân Cường cho hay điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố để đáp ứng yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Điều này tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như dân số, hạ tầng, nhà ở, giao thông, môi trường thích ứng biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Lãnh đạo UBND TP HCM gợi ý hội thảo tập trung thảo luận những phương án, giải pháp phân bổ, bố trí các chức năng quy hoạch của thành phố tại khu vực tiếp giáp các tỉnh xung quanh...

GDP vùng TP HCM tăng gấp chục lần nếu liên kết tốt - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM, quy hoạch hệ thống hạ tầng đô thị cần tiếp cận đột phá, ưu tiên, bổ sung tầm nhìn mới cho thời gian tới. Từ đó, vừa đáp ứng cho cuộc sống người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng các yêu cầu định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững, giảm rác thải, tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi.

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng quy hoạch mà không làm rõ mối quan hệ giáp ranh với các tỉnh thì chúng ta mất đi khả năng kết nối rất lớn về giao thông, không gian của TP HCM.

Theo ông Chính, nói tới TP HCM là nói đến thành phố biển thì mới thấy hết giá trị không gian của thành phố, nhất là thành phố có biển Cần Giờ. Đây là cơ hội thành phố phát triển kinh tế biển.

Bên cạnh đó, TP HCM phải quyết tâm phát triển hạ tầng kết nối, đặc biệt là khép kín Vành đai 2, Vành đai 3 và cuối cùng là Vành đai 4 để kết nối toàn vùng TP HCM. Cùng với đó thành phố cần đầu tư xây dựng các đường xuyên tâm, đường sắt.

"Cảng Thị Vải – Cái Mép lớn như thế mà chưa có đường cao tốc, đường sắt kết nối thì sao phát triển được. Đường Vành đai 3 người dân rất quan tâm vì khi hoàn thành container sẽ không vào thành phố gây kẹt xe." – ông Trần Ngọc Chính nói. Ông Chính cũng cho rằng cần sớm nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất vì sân bay Long Thành phải chờ vài năm nữa

GDP vùng TP HCM tăng gấp chục lần nếu liên kết tốt - Ảnh 3.

Theo TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn, GDP của vùng đô thị TP HCM đã đứng đầu cả nước rồi và nếu liên kết vùng và cùng hợp tác, khai thác thế mạnh của các địa phương và thành phố thì kinh tế vùng sẽ tăng gấp cả chục lần hiện nay.

TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng khi phát triển một trục giao thông mới thì cần quan tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hai bên theo định hướng TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng).
Chẳng hạn tuyến metro số 1 phát triển lên hướng Đồng Nai theo đúng nguyên tắc TOD thì có thể thu hút 1 triệu dân và nội thành sẽ thông thoáng hơn vì người dân không cần vào trung tâm vẫn đảm bảo các nhu cầu sống.

Về góc độ liên kết vùng, theo ông Ngô Viết Nam Sơn, TP HCM là đô thị lớn nhất nhưng cảng lớn nhất vùng là Thị Vải – Cái Mép nằm ở Bà Rịa – Vũng Tàu, sân bay lớn nhất – Long Thành - nằm ở Đồng Nai, còn ga lớn nhất nằm ở Bình Dương.
Tuy nhiên, điều này không quan trọng. TP HCM với tiềm lực, vị trí trung tâm thì hoàn toàn không cần sở hữu những hạ tầng này nhưng có thể tác động thông qua các chính sách, chương trình liên kết để khai thác và chia nhau lợi ích kinh tế. Đối với kinh tế thế giới thì đây là điều bình thường và từ đó không có chuyện cạnh trung không lành mạnh.

Ngoài ra, cũng với mô hình TOD, sắp tới trên cơ sở hình thành Vành đai 3 và xa hơn là Vành đai 4 sẽ đẩy mạnh liên kết vùng và có thể hình thành những khu đô thị mới giúp thành phố cùng các tỉnh lân cận phát triển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo