xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian nan dời cơ sở gây ô nhiễm khỏi khu dân cư (*): Cần biện pháp mạnh

THU HỒNG - QUỐC ANH

Nhiều địa phương kiến nghị ban hành quy định giải quyết triệt để vấn đề cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư, trong đó có biện pháp ngưng cấp điện, nước

Để xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch và có nguy cơ cháy, nổ xen cài trong khu dân cư, từ năm 2016, UBND TP HCM đã ban hành kế hoạch thí điểm xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn 2 khu phố 4 và 5 của phường Đông Hưng Thuận, quận 12.

Bài học tại "điểm nóng"

Báo cáo tổng kết kế hoạch trên, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM cho hay trong 21 cơ sở thuộc diện xử lý có 2 cơ sở chuyển đổi ngành nghề khác, 3 cơ sở tự di dời. 16 cơ sở áp dụng di dời vào Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) thì 5 cơ sở không tự nguyện và bị áp dụng nhiều biện pháp xử lý.

Về chính sách hỗ trợ, UBND TP HCM chấp thuận chủ trương hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn trong 7 năm theo chương trình kích cầu đầu tư cho những cơ sở có nhu cầu vay vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị khi di dời vào Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân và chuyển đổi ngành nghề. Ngoài ra, Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân cũng hỗ trợ giá thuê đất và một số chính sách khác.

Gian nan dời cơ sở gây ô nhiễm khỏi khu dân cư (*): Cần biện pháp mạnh - Ảnh 1.

Một cơ sở nhuộm ở huyện Hóc Môn, TP HCM xả khói đen ra khu dân cư .Ảnh: THU HỒNG

Tuy nhiên, qua kết quả thí điểm, Sở TN-MT nhận thấy một số vướng mắc. Theo đó, biện pháp cưỡng chế thi hành là đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nhưng không khắc phục, tái phạm nhiều lần đang thiếu; các hộ gia đình, công ty quy mô nhỏ hoạt động xen cài trong khu dân cư bị xử phạt vi phạm hành chính chỉ chấp hành nộp phạt, không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả…

Từ những khó khăn trên, mới đây, Sở TN-MT đã có văn bản tham mưu cho UBND TP HCM kiến nghị Bộ TN-MT xem xét, trình cấp thẩm quyền bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả bằng hình thức ngừng cung cấp điện, nước công đoạn sản xuất của cá nhân, tổ chức vi phạm; ban hành quy chế phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Sở TN-MT cũng kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp nhiều sở, ngành nghiên cứu, hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp hoạt động không đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Cùng với đó, kiến nghị về việc cấp phép đầu tư hoạt động đối với một số ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Địa phương muốn dứt điểm

Ông Phan Phương Bình, Trưởng Phòng TN-MT quận 12, cho hay UBND quận 12 từng đề xuất UBND thành phố kiến nghị Chính phủ ban hành văn bản tháo gỡ các vướng mắc, trong đó quận có đề xuất biện pháp cưỡng chế là ngưng cung cấp điện, nước công đoạn sản xuất cho đến khi đối tượng vi phạm chấp hành xong biện pháp khắc phục hậu quả. Theo ông Bình, việc ngừng cấp điện, nước cho đến khi chủ cơ sở khắc phục hậu quả, đóng phạt vi phạm hành chính và thay đổi công nghệ để không gây ô nhiễm môi trường là cần thiết.

Trưởng Phòng TN-MT quận 12 thông tin trong khi chờ tháo gỡ, địa phương vẫn kiên trì xử lý các cơ sở gây ô nhiễm chây ì. "Các trường hợp vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trốn tránh bằng cách thay đổi pháp nhân liên tục, UBND quận sẽ kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư không chấp thuận đầu tư hoặc không cấp mới giấy phép đăng ký kinh doanh tại địa chỉ vi phạm" - ông Bình cho hay.

Ủng hộ đề xuất ngừng cấp điện, nước đối với cơ sở gây ô nhiễm cho đến khi khắc phục hậu quả, ông Dương Văn Phúc, Trưởng Phòng TN-MT huyện Hóc Môn, kể đề xuất này trước đây đã được UBND thành phố kiến nghị, tuy nhiên khi đưa ra Quốc hội thì một số ý kiến lo ngại can thiệp sâu vào quan hệ dân sự, cần nghiên cứu, đánh giá. Với đề xuất lần này, theo ông Phúc, huyện Hóc Môn cũng như TP HCM mong chờ Bộ TN-MT hướng dẫn đầy đủ, bảo đảm cơ sở pháp lý để tránh trường hợp chủ cơ sở khiếu nại khi tiến hành.

Tương tự, đại diện Phòng TN-MT quận Gò Vấp đồng ý với biện pháp ngừng cấp điện, nước công đoạn sản xuất với cơ sở gây ô nhiễm cho đến khi chủ cơ sở khắc phục hậu quả. Trước đây, UBND TP HCM ban hành quyết định về danh sách những ngành nghề có phát sinh ô nhiễm không được xen cài trong khu dân cư nên việc xử lý cơ sở ô nhiễm nằm trong khu dân cư rất dễ dàng. Tuy nhiên, khi Luật Doanh nghiệp ra đời thì quyết định này hết hiệu lực.

"Từ đó, các cơ sở sản xuất chỉ cần bảo đảm các điều kiện của Luật Doanh nghiệp thì được cấp phép kinh doanh, khi cơ sở phát sinh ô nhiễm thì mới xử lý theo Luật Bảo vệ môi trường" - đại diện Phòng TN-MT quận Gò Vấp nêu bất cập. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 3-10

"TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP HCM, cho rằng cơ quan có thẩm quyền cần vận dụng các quy định pháp luật, trong đó có biện pháp cưỡng chế thiết bị gây ô nhiễm. Khi cưỡng chế nên có sự tham gia của nhiều ban, ngành nhằm bảo đảm minh bạch, tránh trường hợp chủ cơ sở khiếu nại, khiếu kiện.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo