xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ nút thắt phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

MINH CHIẾN

Nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng Luật Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế là yêu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện thể chế và pháp luật liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế

Vấn đề quy hoạch bất cập, hạ tầng thiếu đồng bộ, liên kết vùng còn yếu và các khó khăn khác là những nút thắt trong việc phát triển khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) ở nước ta.

Quy hoạch còn dàn trải

Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết đến cuối năm 2022, hệ thống KCN, KKT đã được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành, bao gồm 409 KCN, 26 KKT cửa khẩu, 18 KKT ven biển.

Theo ông Quân, việc phát triển KCN, KKT đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung, song cũng còn một số vấn đề cần đặt ra.

Phía Bộ Xây dựng cũng khẳng định công tác quy hoạch, phát triển KCN, KKT thời gian qua bộc lộ một số hạn chế. Đó là công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN, KKT còn một số bất cập, thiếu tầm nhìn tổng thể, dài hạn trong mối tương quan với các ngành kinh tế khác. KCN, KKT được quy hoạch khá dàn trải theo địa giới hành chính, chưa bám sát yêu cầu thực tiễn, định hướng và khả năng thu hút đầu tư.

Tính đồng bộ, gắn kết giữa quy hoạch phát triển KCN, KKT với các quy hoạch kết cấu hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực, sử dụng đất và đô thị chưa cao. Quy hoạch KKT cửa khẩu chưa đánh giá được cụ thể và toàn diện những định hướng phát triển của các nước lân cận và khu vực. Quy hoạch KKT ven biển đều có chung định hướng đầu tư, phát triển đa ngành, chưa xác định rõ các ngành then chốt cần tập trung phát triển, gắn với lợi thế của từng KKT và khai thác hiệu quả kinh tế biển.

TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho rằng việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN, KKT còn thấp so với nhu cầu. Tại nhiều địa phương, các quy định về môi trường, công nghệ còn lỏng lẻo; tiêu chí lấp đầy được đặt lên hàng đầu để giải quyết lao động thất nghiệp. Các dự án FDI đầu tư vào những KCN, KKT đa dạng, không tập trung vào ngành hàng cụ thể; tính liên kết, hàm lượng khoa học kỹ thuật, tỉ lệ sử dụng nguyên liệu, bán thành phẩm trong nước và lao động có kỹ năng tay nghề chưa cao nên giá trị gia tăng và tính lan tỏa thấp.

TS Nguyễn Minh Phong nêu thực trạng: "Hạ tầng xã hội bao gồm nhà ở công nhân, các thiết chế văn hóa, thể thao, phúc lợi phục vụ người lao động trong KCN còn thiếu và chưa được gắn kết, đồng bộ với phát triển KCN. Điều này đã bộc lộ rõ trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Đó là hầu hết những KCN ở các địa phương chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân nên không bảo đảm được việc thực hiện "3 tại chỗ".

Là địa phương có 28 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích trên 11.962,81 ha, đại diện UBND tỉnh Bình Dương nhận xét cơ chế, chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, chưa cụ thể đã ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư dự án và quản lý phát triển KCN, cụm công nghiệp.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, chính sách ưu đãi đầu tư đối với KCN được áp dụng chung trên cả nước, chưa tính đến một số yếu tố đặc thù về điều kiện phát triển của từng địa phương, thiếu chính sách khuyến khích việc hợp tác, liên kết giữa các dự án trong KCN.

Gỡ nút thắt phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế - Ảnh 2.

Một khu công nghiệp ở tỉnh Thái NguyênẢnh: MINH PHONG

Đa dạng nguồn lực đầu tư

Từ những bất cập, nút thắt nêu trên, đòi hỏi tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các loại hình KCN, KKT, cụm công nghiệp nhằm thích ứng với yêu cầu trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời bảo đảm sức hấp dẫn, cạnh tranh quốc tế trong thu hút, hợp tác đầu tư.

Theo ông Lê Thành Quân, cần tăng cường phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nhằm xây dựng Ban Quản lý KCN, KKT là cơ quan "đầu mối, tại chỗ" với thủ tục hành chính đơn giản. Bên cạnh đó, xây dựng luật điều chỉnh hoạt động của KCN, KKT và mô hình khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế chính sách vượt trội về cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ thời gian tới cần đổi mới mô hình KCN, KKT hiện tại và phát triển một số mô hình KCN, KKT mới theo hướng sinh thái, lấy khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho phát triển. "Cần tạo môi trường cho các doanh nghiệp công nghệ, start-up được hình thành và phát triển; dành quỹ đất và nguồn lực cho các dự án R&D (nghiên cứu và phát triển - PV), nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng" - ông Lê Thành Quân nhấn mạnh.

TS Nguyễn Minh Phong cho rằng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của KCN, KKT, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải triển khai xây dựng Luật KCN, KKT. Từ đó, hình thành khung pháp lý thống nhất để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đẩy mạnh thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, các phương thức hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KKT cần được đa dạng hóa, khuyến khích huy động nguồn lực tư nhân và hình thức đối tác công - tư.

Từ thực tế kiểm toán liên quan lĩnh vực đầu tư KCN, KKT, TS Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II, đề nghị cần hỗ trợ các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn xây dựng, phát triển KCN, KKT; hỗ trợ những doanh nghiệp thuộc đối tượng được ưu đãi có thể tiếp cận nguồn lực đất đai dễ dàng, với chi phí thấp hơn. "Cần đa dạng hóa, linh hoạt và sáng tạo trong việc ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư đối với KCN, KKT" - TS Lê Đình Thăng nhìn nhận.

Tại Việt Nam, nhiều đô thị đã được hình thành, mở rộng gắn với việc phát triển KCN, KKT như: Yên Phong, Quế Võ (Bắc Ninh); Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa (Đồng Nai); Chơn Thành (Bình Phước); Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một (Bình Dương); Phú Mỹ, Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu); Vân Phong (Khánh Hòa); Nghi Sơn (Thanh Hóa)...

Xây dựng công trình nhà ở cho người lao động

Theo Bộ Xây dựng, cần xây dựng quy định pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN, KKT; những công trình hạ tầng kết nối, công trình nhà ở, thiết chế văn hóa, phúc lợi cho người lao động, dịch vụ phục vụ KCN, KKT.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các chính sách đầu tư bắt buộc nhằm đồng bộ quá trình đầu tư, bảo đảm việc khai thác quỹ đất và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN, KKT với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo