xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai cách điều hành giá xăng

PHƯƠNG NHUNG

Mỗi lít xăng ở Malaysia có giá khoảng 13.000 đồng, nhờ chính sách trợ giá của chính phủ nước này. Mỗi lít xăng ở Việt Nam giá 31.000 -32.000 đồng, bởi gánh nhiều loại thuế, phí, chi phí. Nhìn vào 2 cơ chế điều hành giá xăng dầu của 2 quốc gia, có thể rút ra nhiều bài học.

Với chính sách trợ giá của Malaysia, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người dân, doanh nghiệp. Điều này là cực kỳ cần thiết trong bối cảnh các nước đang trong tiến trình hồi phục kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19. Mặt tích cực đã rõ, song không phải không có hệ lụy từ chính sách này. Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) cũng mạnh mẽ kêu gọi các quốc gia giảm phát thải. Chính sách trợ giá cho xăng khoáng - nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề - dường như đi ngược lại những triết lý, mục tiêu chung về môi trường của toàn cầu.

Tại Việt Nam, giá xăng cao bởi giá thế giới không ngừng leo thang trong khi chính sách hỗ trợ từ nhà nước chậm và ít. Chính Bộ Công Thương cũng thừa nhận thuế, phí chiếm khoảng 30% - 32% trong cơ cấu giá xăng dầu bán lẻ hiện nay. Nếu loại trừ hết thuế, phí, giá xăng của Việt Nam khoảng 20.000 đồng/lít.

Còn nhớ giai đoạn giá xăng trong nước khoảng 22.000 - 25.000 đồng/lít, dư luận không bày tỏ nhiều bức xúc dù thuế, phí vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá. Điều đó có nghĩa người tiêu dùng không đòi hỏi một cơ chế điều hành giá theo hướng bao cấp với giá xăng bán lẻ thậm chí còn thấp hơn giá thành nhập về, như Malaysia. Nhưng sức chịu đựng của người tiêu dùng có hạn, nhất là trong bối cảnh hậu dịch bệnh với muôn vàn khó khăn như hiện nay.

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ chủ trương giảm kịch khung, sau rất nhiều góp ý của người dân, doanh nghiệp, giới chuyên môn. Nhưng bây giờ không phải là lúc tính toán giảm từng chút thay vì tạm thời ngừng thu thuế bảo vệ môi trường, trong khi đóng góp của sắc thuế này với xăng dầu vào ngân sách không đáng kể. Còn thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào giá xăng với mức 10% liệu có thật sự thỏa đáng khi đây là mặt hàng thiết yếu với mỗi người dân, là "máu" của nền kinh tế chứ không phải đồ xa xỉ!

Trợ giá là biện pháp điều hành đi ngược nguyên lý về nền kinh tế thị trường mà Việt Nam theo đuổi; đem đến nguy cơ bất ổn thị trường, buôn lậu; khiến hàng Việt có nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại khi xuất khẩu; cũng đi ngược với định hướng ưu tiên nguồn nhiên liệu xanh, sạch. Đây không thể là cơ chế giá mà chúng ta nên hướng tới dù nhìn vào giá xăng của Malaysia, chắc hẳn người tiêu dùng Việt nào cũng không khỏi ao ước. Song để giá xăng neo ở mức rất cao như hiện nay bởi gánh nặng thuế, phí thì không công bằng và chưa vì người tiêu dùng. Tiếp tục giảm, xóa các sắc thuế ở mức hợp lý là đòi hỏi cấp bách hiện nay.

Xăng dầu là hàng hóa đặc biệt. Điều hành giá mặt hàng này không phải chỉ là chuyện về giá mà còn là về môi trường, xã hội. Nó đòi hỏi nghệ thuật điều hành giá cân bằng được lợi ích giữa các bên, cân bằng được các mục tiêu và triết lý, trong đó người tiêu dùng phải được đặt vào vị trí trung tâm. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo