xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai giải pháp cải cách tiền lương

THẾ DŨNG

Ban Chấp hành Trung ương dành 40% phần vượt thu ngân sách trung ương và 70% vượt thu ngân sách địa phương từ năm 2018-2020 cho cải cách tiền lương

Ban Chỉ đạo trung ương về cải cách chính sách tiền lương và chính sách BHXH ngày 22-11 đã họp chuẩn bị việc thực hiện chủ trương cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Giảm bớt phụ thuộc vào ngân sách nhà nước

Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 21-5-2018. Thực hiện Nghị quyết 27, Thủ tướng Chính phủ cũng ký ban hành Nghị quyết 107 về Chương trình hành động của Chính phủ vào ngày 16-8-2018.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cuộc họp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá các nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai trên thực tiễn và xây dựng cơ sở pháp luật liên quan trong giai đoạn hiện nay và cả năm 2020, trước khi triển khai chính sách lương mới từ đầu năm 2021.

Hai giải pháp cải cách tiền lương - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại phiên họp Ảnh: THÀNH CHUNG

Để cải cách chính sách tiền lương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh hai giải pháp. Thứ nhất là sắp xếp, bố trí lại, tinh giản biên chế bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW về tinh giản biên chế, Nghị quyết 19-NQ/TW về đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Thứ hai là bố trí nguồn lực - tiền để cải cách tiền lương.

Theo đó, việc cải cách bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập không phải cắt giảm lao động mà là giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, trên cơ sở tinh gọn của cơ quan hành chính và phát huy sự năng động, hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương cũng quyết định dành 40% phần vượt thu ngân sách trung ương và 70% vượt thu ngân sách địa phương từ 2018-2020 dành cho cải cách tiền lương mới từ năm 2021.

Sẽ có cơ chế lương đặc thù

Phó Thủ tướng cho biết từ khi trung ương ban hành Nghị quyết 27, các cơ quan đã triển khai một số công việc quan trọng. Cụ thể, mới đây, các đại biểu Quốc hội đã đồng thuận cao biểu quyết thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi), thể chế hóa được yêu cầu của Nghị quyết Trung ương về độ tuổi nghỉ hưu và nhiều nội dung liên quan tới khu vực doanh nghiệp như tiền lương tối thiểu, hội đồng tiền lương, phương pháp trả lương...

Chính phủ cũng chuẩn bị ban hành nghị định về thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng tại doanh nghiệp nhà nước. Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về cơ chế tiền lương đặc thù đối với một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị như một số đơn vị cấp cục của các bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải...

Bên cạnh đó, Thủ tướng sẽ ban hành một chỉ thị về việc triển khai cơ chế lương đặc thù với một số đơn vị trong hệ thống chính trị. Theo đó, cho phép các đơn vị này thực hiện cơ chế tiền lương đặc thù tới hết 2020 để sắp xếp lại, chuyển dần sang trả lương theo chính sách mới từ năm 2021, bảo đảm minh bạch sự nghiệp công với dịch vụ hành chính công và tạo thuận lợi cho các vấn đề khác như kiểm tra chuyên ngành...

Cũng theo Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương và chính sách BHXH, liên quan đến việc tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ đang sửa đổi Nghị định 16 theo hướng áp dụng chung cho các đơn vị trên tinh thần quán triệt cụ thể Nghị quyết 27 và Nghị quyết 19. Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ sửa đổi Nghị định 55/2012 về thành lập, tổ chức và giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi Nghị định 41/2012 về biên chế, vị trí việc làm. Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính xây dựng dự thảo nghị định mới về chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, các bộ, ngành, trong đó có lĩnh vực quốc phòng - an ninh, sẽ đề xuất chính sách tiền lương, thang bảng lương cho ngành nghề của mình; Ban Tổ chức Trung ương sẽ xây dựng quy định về chức danh tương đương; Bộ Nội vụ xây dựng chế độ thông tin báo cáo về thực hiện chính sách cải cách lương. 

Ông LÊ ĐÌNH QUẢNG, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam:

Phân loại cán bộ, công chức gắn với vị trí việc làm

Để cải cách tiền lương hiệu quả, ưu tiên hàng đầu là phải rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về vị trí việc làm và các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức gắn với từng vị trí việc làm trong khu vực công để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương đối với nhóm đối tượng này.

Song song đó, cần sửa đổi, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương trong khu vực công và khu vực doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tuyển dụng, trả lương và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

V.Tùng ghi

Phải hết mình vì dân

Thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc tích cực với mục tiêu đến năm 2021 giảm 10% biên chế.

Theo đại diện Bộ Tài chính, cải cách bộ máy không chỉ giúp giảm hàng trăm ngàn người mà còn tiết kiệm được hơn 10.000 tỉ đồng. Trong khi cả nước đang có 11 triệu người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước thì con số này rất có ý nghĩa.

Khi sắp xếp khoa học, bộ máy tinh gọn sẽ giảm được nhiều chi phí mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Tất nhiên đội ngũ ở lại phải thực sự là những người có năng lực chuyên môn cao và đạo đức tốt. Tiền lương trả cho đội ngũ này cũng sẽ cải thiện dần để họ đủ sống, an tâm làm việc. Sự quan tâm của Ban Chấp hành Trung ương khi dành 40% phần vượt thu ngân sách trung ương và 70% vượt thu ngân sách địa phương từ 2018- 2020 cho cải cách tiền lương mới từ năm 2021 và Thủ tướng ban hành chỉ thị về việc triển khai cơ chế lương đặc thù với một số đơn vị trong hệ thống chính trị... là những đòn bẩy mạnh mẽ để thực hiện cải cách tiền lương, biên chế.

Hơn ai hết, cán bộ công chức, viên chức phải làm việc hết mình, phụng sự nhân dân để xứng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, với đồng lương người dân đóng góp.

Ý Mai

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo