xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền đâu để tăng lương?

Văn Duẩn

Tăng lương cơ sở vào năm 2020 phải dùng 50% nguồn tăng thu so với dự toán ngân sách địa phương và 40% tăng thu của ngân sách trung ương

Chiều 21-10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Dự kiến tăng 7,38%

Ông Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ dự kiến chi tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương và tinh giản biên chế là 61.500 tỉ đồng, bảo đảm nguồn để từ ngày 1-7-2020 điều chỉnh mức lương cơ sở (LCS) từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng (tăng 7,38%), lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng tương ứng.

Tiền đâu để tăng lương? - Ảnh 1.

Cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM trong giờ làm việc Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thẩm tra đề xuất của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ông Nguyễn Đức Hải, cho biết đa số ý kiến của cơ quan thẩm tra nhất trí với đề xuất tăng LCS lên 1,6 triệu đồng/tháng. Một số ý kiến khác đề nghị tăng phụ cấp công vụ, vì từ năm 2012 đến nay, vẫn giữ nguyên mức 25%; đề nghị dành một phần nguồn lực để tăng lương cho các đối tượng hưởng lương hưu trước năm 1993, vì mức thu nhập của các đối tượng này khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội.

Để thực hiện tốt việc tăng LCS trong năm 2020, cơ quan thẩm tra đề nghị các ngành, các cấp tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí bằng những hoạt động thực chất, hiệu quả hơn nhằm tăng nguồn lực cho chi đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển. Chính phủ cần thực hiện các bước đi phù hợp, xác định vị trí việc làm, tính chất phức tạp của nghề nghiệp… để chuẩn bị tiến hành cải cách chính sách tiền lương từ năm 2021 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương Đảng.

Giúp tăng năng suất lao động

Trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 22-10, ông Bùi Sỹ Lợi - đại biểu (ĐB) Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - nhìn nhận việc tăng LCS sẽ là cơ hội để cải cách chính sách tiền lương vào năm 2021.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, năm 2019 tiền LCS đã tăng bình quân 7%; đến năm 2020, nếu nâng thêm 110.000 đồng - tức tăng 7,3% - là phù hợp và đúng tinh thần Nghị quyết 27. Tuy nhiên, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng quan trọng là cân đối nguồn ngân sách cải cách chính sách tiền lương lấy từ đâu? "Ngoài việc giảm chi hành chính, tiết kiệm, tăng nguồn thu ngân sách, Chính phủ cần lưu ý tới việc chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 18 về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; Nghị quyết 19 về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập". Phải dùng tiền dư ra từ việc đưa công chức, viên chức ra khỏi bộ máy hưởng lương nhà nước, để bổ sung cho nguồn cải cách chính sách tiền lương" - ông Bùi Sỹ Lợi nói và đưa ra ví dụ cụ thể là ngành y tế trong 2 năm vừa qua đã giảm 25.000 biên chế, tiết giảm ngân sách trung ương chi trả hơn 2.100 tỉ đồng và từ nguồn kinh phí đó đã tăng cải cách chính sách tiền lương năm 2020.

Vị ĐB tỉnh Thanh Hóa cũng cho rằng nếu chúng ta thực hiện được việc tăng LCS cho khu vực hành chính sự nghiệp vào năm 2020 thì sẽ có cơ hội cải cách chính sách tiền lương vào năm 2021 theo Nghị quyết 27. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay, theo ông Bùi Sỹ Lợi, báo cáo của Chính phủ là tiến độ sắp xếp lại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức, bộ máy chính trị theo báo cáo của Bộ Nội vụ là rất chậm và hiệu quả chưa cao. Điều đó có tác động rất lớn đến việc cải cách chính sách tiền lương và đặc biệt là năm 2021 sẽ tiến hành. "Nếu bộ máy quá cồng kềnh thì ngân sách không chịu nổi và lạm phát về tiền lương sẽ xảy ra. Về bản chất, tiền lương chi trả theo sức lao động và cân đối cung cầu. Nếu tăng lương mà giá cả tăng lên thì tăng lương không có ý nghĩa gì" - ông Bùi Sỹ Lợi phân tích và đề xuất Chính phủ phải tích cực tinh giản biên chế, đặc biệt là sắp xếp lại các đơn vị công lập, cải cách bộ máy hành chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì mới giảm chi thường xuyên, có nguồn để cải cách chính sách tiền lương. Theo ông Bùi Sỹ Lợi, với đề xuất tăng LCS vào năm 2020, sẽ phải dùng 50% nguồn tăng thu so với dự toán của ngân sách địa phương và 40% tăng thu của ngân sách trung ương. Như vậy, việc này chắc chắn sẽ đe dọa đến vấn đề đầu tư cho xây dựng cơ bản và hạ tầng cơ sở. Dù vậy, vị ĐB tỉnh Thanh Hóa phân tích đầu tư cho tiền lương cũng chính là đầu tư cho phát triển; trong giai đoạn hiện nay, khi tiền lương của công chức, viên chức đang thấp thì đầu tư cho tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tăng năng suất lao động.

Tăng lương phải theo nhu cầu thực tiễn

ĐB Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá đề xuất tăng lương vừa được Chính phủ trình là triển khai theo đề án tổng thể. Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Sinh cho rằng phải đánh giá việc tăng lương trên nhu cầu thực tiễn hiện nay. "Mỗi năm chúng ta mất giá, trượt giá khoảng 4%. Như vậy, nếu có tăng lên 1,6 triệu đồng so với 1,49 triệu đồng hiện nay thì cũng chỉ tăng 110 .000 đồng - chỉ bù được một chút vấn đề về lạm phát. Nếu chúng ta không tăng có nghĩa đồng tiền thực tiễn của người lao động bị mất đi do lạm phát"- ĐB Đỗ Văn Sinh nhấn mạnh và cho rằng như vậy việc cải thiện đời sống thực sự của người làm công ăn lương cũng không được bao nhiêu. "Mỗi năm đều có lộ trình tăng lương khoảng 7%- 8% so với năm trước nhưng chỉ bù đắp thêm thu nhập cho người làm công ăn lương khoảng 3%-4%, vì lạm phát mỗi năm cũng 3%-4% rồi" - ĐB Đỗ Văn Sinh nêu quan điểm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo