xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

HẠN MẶN KHỐC LIỆT ÁM ẢNH MIỀN TÂY (*): Lựa chọn mô hình thích ứng

Duy Thanh - Ca Linh - Thốt Nốt - Vân Du

Trong khi biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang bủa vây vùng ĐBSCL, nhiều sáng kiến, mô hình làm nông nghiệp bền vững triển khai ở vùng này ngày càng được nhân rộng hiệu quả

Không phải đợi đến đợt xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn ra khốc liệt trong mùa khô năm nay mà nhờ có sự chủ động từ trước về con giống, cây trồng, nhiều địa phương đã triển khai được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, có thể giúp nông dân "sống chung với hạn mặn".

Nhân rộng giống lúa chịu mặn

Đến nay, cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực ở ĐBSCL. Vấn đề là làm thế nào để giúp nông dân trồng lúa không lo sợ mất mùa do biến đổi thời tiết.

HẠN MẶN KHỐC LIỆT ÁM ẢNH MIỀN TÂY (*): Lựa chọn mô hình thích ứng - Ảnh 1.

Mận trồng trong nhà lưới sẽ tốn ít nước tưới tiêu, lại cho trái đẹp, to và giá trị cao hơn 30% so với cách làm bình thường Ảnh: DUY THANH

Đó cũng là trăn trở của PGS-TS Võ Công Thành (Bộ môn Di truyền Giống nông nghiệp của Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường ĐH Cần Thơ) khi dày công nghiên cứu để lai tạo nhiều giống lúa chịu mặn cao.

Có 2 giống lúa được nhà khoa học này lai tạo thành công là giống lúa Cà Mau 1 và Cà Mau 2, đang được trồng tại huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau). Nhờ khả năng chịu được độ mặn cao 12‰, nên 2 giống lúa trên hoàn toàn thích nghi với nguồn nước bị nhiễm mặn và cho năng suất cao, từ 5-6 tấn/ha. "Ưu điểm của 2 giống lúa này là gạo mềm cơm, thơm. Hiện tại chỉ cần cải thiện chất lượng gạo thì có thể xuất khẩu. Tôi được biết Cà Mau đang chuẩn bị đăng ký để làm giống quốc gia" - PGS-TS Võ Công Thành phấn khởi.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, chia sẻ thêm: "Hiện địa phương trồng khoảng 100 ha giống lúa Cà Mau 1 và Cà Mau 2 do Trường ĐH Cần Thơ chuyển giao. Sau khi thử nghiệm thành công, chúng tôi đã đưa vào sản xuất đại trà tại 2 xã Phú Hưng và Thạnh Phú".

Cùng với 2 giống lúa Cà Mau 1 và Cà Mau 2, PGS-TS Võ Công Thành cũng lai tạo thành công 2 giống lúa Sỏi và Một Bụi Đỏ, đang trồng ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Giống lúa Một Bụi Đỏ chịu được độ mặn từ 6‰-8‰, tỉ lệ bạc bụng dưới 4%, mềm cơm, không bị vỡ khi xay xát. Đặc biệt, giống này không cần sử dụng phân vô cơ hay thuốc nên cho nguồn gạo sạch, đủ chuẩn để xuất khẩu. Riêng lúa Sỏi có khả năng chịu mặn từ 9‰-10‰, năng suất trung bình khoảng 6 tấn/ha. Đây là giống lúa dài ngày, có thể sống trong môi trường nước mặn dùng để nuôi tôm, kháng bệnh đạo ôn, rầy nâu và quan trọng là gạo cũng đạt chuẩn xuất khẩu.

Trong vụ đông - xuân sắp thu hoạch tới đây, khá nhiều nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang... tìm đến các vùng trồng thử nghiệm các giống lúa trên để gây giống trên đồng ruộng của mình. PGS-TS Võ Công Thành bày tỏ lạc quan: "Từ những thành công bước đầu, tôi đang nghiên cứu một số giống chịu mặn tốt hơn, lên đến 14‰, khi nào thành công sẽ công bố".

Xen canh lúa - màu, nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, các nghiên cứu của Trường ĐH Nam Cần Thơ về lựa chọn con giống, cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu cho từng vùng ở ĐBSCL được giới chuyên môn đánh giá cao.

Theo đó, vùng Đồng Tháp Mười (gồm các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang) và vùng cao như tỉnh An Giang một mặt vẫn có thể tiếp tục duy trì diện tích trồng lúa nhờ chủ động được nguồn nước ngọt, một mặt kết hợp trồng xen canh lúa - màu và nuôi trồng thủy sản. Điển hình là tỉnh Đồng Tháp đang bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, như lên liếp trồng cây xoài hoặc hạ mặt đất xuống thấp để trồng sen. Cách làm này cho ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao mà không phụ thuộc vào cây lúa vốn cho lợi nhuận thấp như trước đây. Một số vùng ở tỉnh này còn đào ao thả cá, nuôi tôm càng xanh để thay thế dần cho cây lúa và tất cả đều đạt lợi nhuận cao, nhờ giá tôm ổn định ở mức 120.000-150.000 đồng/kg (loại 6 con/kg).

Đối với những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn mặn hay vùng ven biển ở các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu..., nghiên cứu của Trường ĐH Nam Cần Thơ chỉ rõ mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ và cả tôm càng xanh là phù hợp hơn cả, vì có thể chịu được độ mặn 2‰ ngay trong mùa khô như hiện nay. Ở các địa phương này, nông dân cũng có thể tận dụng nuôi cá kèo, cá rô phi. Khi mùa mưa về thì bà con có thể làm lại đất để trồng lúa theo mô hình lúa - tôm hoặc chỉ toàn tôm để không phải phụ thuộc vào cây lúa vốn không giúp cho nông dân thoát nghèo.

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng để các mô hình phát huy hiệu quả cao, khuyến khích nông dân tham gia thì các địa phương phải có sự vào cuộc trong việc hướng dẫn nông dân chuyển đổi mô hình cây - con, đồng thời có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên kết, bao tiêu sản phẩm.

"Muốn làm gì cũng phải chú trọng lo cho đầu ra sản phẩm chứ không thể để nông dân tự ý nuôi trồng theo phong trào để dẫn đến tình trạng "được mùa rớt giá" như đã từng xảy ra trên cây lúa hoặc một số cây trồng" - GS-TS Võ Tòng Xuân đúc kết.

Trồng mận sạch, không lo nguồn nước

Một trong những mô hình thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả ở ĐBSCL phải kể đến mô hình trồng mận sạch trong nhà lưới của ông Tống Văn Phong, Giám đốc HTX Nông sản an toàn Vĩnh Thới (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Ông Phong chuyển đổi cây trồng, chọn giống mận An Phước canh tác vào năm 2016. Lợi nhuận từ trồng mận mang về cho gia đình ông Phong cao hơn hẳn cây lúa và các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, do cây trồng này hay bị sâu bệnh nên từ năm 2018, ông chuyển sang mô hình trồng mận sạch trong nhà lưới. Ông đầu tư 200 triệu đồng, mua màng lưới phủ vườn mận, đồng thời bao trái bằng bao xốp để trái có thêm lớp bảo vệ tránh sâu rầy. Ông Phong tuân thủ nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, không sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật nhưng trái mận vẫn có được màu sắc, hương vị đặc trưng, năng suất lại cao (mỗi năm thu hoạch 3 vụ, năng suất toàn vườn từ 80-90 tấn/năm). Hiện tại, ông Phong được hệ thống siêu thị Vinmart nhận cung ứng 10-20 tấn mận/tháng. Điều mà ông an tâm nhất là mô hình này ứng phó tốt với hạn hán. Nhờ lớp lưới cách nhiệt giúp giữ ẩm tốt cho vườn, tiết kiệm khoảng 30%-40% nước tưới nên ông không quá lo khi khô hạn xảy ra.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo