xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng loạt dự án dang dở

Quang Nhật - Hoàng Phúc - Đức Nghĩa

Đầu tư vốn rất lớn nhưng hàng loạt dự án ở miền Trung dang dở hoặc bỏ hoang gây hư hỏng, lãng phí

Năm 2012, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thống nhất quy mô đầu tư dự án Trung tâm Văn hóa Thể thao (VH-TT) Thuận An giai đoạn 1 (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang). Theo đó, diện tích triển khai giai đoạn này là 5,5 ha; tổng mức đầu tư gần 21,5 tỉ đồng từ ngân sách, thực hiện trong 3 năm - từ 2013.

Thiếu vốn và năng lực thi công

Quy mô đầu tư giai đoạn 1 dự án Trung tâm VH-TT Thuận An gồm xây khán đài sân bóng đá rộng hơn 1.400 m2, mặt sân bóng trồng cỏ; đường chạy 8.000 m2; sân nhảy cao, nhảy xa... Dự án được giao cho Ban Đầu tư xây dựng huyện Phú Vang - nay là Ban Quản lý (BQL) Đầu tư và Xây dựng khu vực Phú Vang - làm chủ đầu tư.

Ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, cho biết đến nay, dự án đã giải ngân xấp xỉ 19 tỉ đồng và đầu tư nhiều hạng mục. Tuy nhiên, dù chỉ còn thiếu chừng 2,5 tỉ đồng mà dự án phải dang dở, chẳng thể đưa vào sử dụng. Mặt sân bóng đang là một khu đất trống lồi lõm, mương thoát nước bao quanh chưa được đấu nối, đường chạy cũng rơi vào cảnh tương tự; sân bóng chuyền, sân nhảy cao... đang nằm trên bản vẽ.

Hàng loạt dự án dang dở - Ảnh 1.

Cầu An Mô (Quảng Trị) mới chưa sử dụng được nên phương tiện phải lưu thông qua cầu cũ đã xuống cấp Ảnh: ĐỨC NGHĨA

Theo ông Long, dự án kéo dài vì vốn thiếu và năng lực thi công của các đơn vị trúng thầu. Việc chậm đưa vào sử dụng đã khiến nhiều hạng mục xuống cấp. "Chúng tôi đã yêu cầu kiểm tra và thi công những hạng mục còn lại để hoàn thành công trình, bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng" - ông Long nói.

Cũng tại Thừa Thiên - Huế, cầu Lợi Nông (phường An Đông, TP Huế) khởi công vào năm 2017, do BQL khu vực đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư với kinh phí 32 tỉ đồng, riêng kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 6 tỉ đồng.

Cầu này đã xây dựng xong từ lâu nhưng hiện vẫn chưa thể sử dụng do chưa có đường dẫn. Chủ đầu tư cho rằng sự chậm trễ là do ảnh hưởng bởi điều chỉnh quy hoạch, đồng thời vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Thế nhưng mới đây, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã đến kiểm tra và khẳng định tiến độ công trình chậm trễ ngoài các lý do khách quan, còn có trách nhiệm của chủ đầu tư.

Dự án xây dựng cầu An Mô (nối từ thị trấn Ái Tử về các xã đồng bằng của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) khởi công từ năm 2012, đến nay cũng chưa sử dụng được, trong khi người dân địa phương vẫn phải lưu thông qua cầu cũ xuống cấp, mất an toàn. Dự án này có tổng mức đầu tư 128 tỉ đồng, riêng phần xây dựng cầu An Mô là 75 tỉ đồng, do BQL dự án Đầu tư xây dựng giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư với mục tiêu thay cầu An Mô cũ đã xuống cấp. Đến nay, cầu An Mô mới đã cơ bản hoàn thành nhưng còn 10 m đường dẫn ở 2 đầu cầu và thảm bê-tông nhựa mặt cầu vẫn chưa hoàn thiện.

Theo ông Võ Phong Luân, Giám đốc BQL dự án Đầu tư xây dựng giao thông tỉnh Quảng Trị, đơn vị đang bố trí các nguồn vốn để tiếp tục thi công cầu An Mô. Dự kiến cuối năm nay, công trình hoàn thành.

Thi công dở dang rồi để đó

Tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, dự án Khu trung tâm thương mại và dân cư Hữu Nghị nằm trên đường huyết mạch của TP. Từ năm 2005, dự án triển khai theo cơ chế "đổi đất lấy hạ tầng", tổng diện tích được cấp hơn 99.500 m2, do Công ty CP Xây dựng công trình 525 thực hiện với thời gian cam kết là trong 3 năm. Sau đó, công ty này đã bán 200 lô đất trị giá gần 133 tỉ đồng (nộp ngân sách 30 tỉ đồng).

Đáng nói là khi bán xong 200 lô đất, công ty trên chỉ khởi công vài nền móng trung tâm thương mại rồi bỏ hoang. Dự án lần lượt được trao tay qua nhiều chủ nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành, trong khi biệt thự mọc lên từ dự án có nhiều cái đã phủ rêu. Tháng 12-2011, phần đất dự án bị thu hồi và cho Công ty CP Xây lắp dầu khí PVC Trường Sơn (PVC Trường Sơn) thuê lại (hình thức bán lại tài sản trên đất). Tháng 6-2013, PVC Trường Sơn thuê thêm hơn 2.800 m2 để xây dựng Golden Dragon Plaza. Sau khi có "chủ" mới, ngỡ dự án sẽ sớm hoàn thiện nhưng rồi vẫn chỉ là "bánh vẽ".

Đến tháng 8-2017, UBND tỉnh Quảng Bình thu hồi hơn 11.000 m2 của PVC Trường Sơn và cho Công ty CP Đồng Hới Tourist thuê lại. Dù vậy, tình hình vẫn không khả quan. Về dự án này, UBND tỉnh Quảng Bình từng kết luận triển khai quá chậm, tạo dư luận không tốt trong cán bộ và nhân dân. Tỉnh nhiều lần có công văn nhắc nhở, đôn đốc nhưng đâu vẫn vào đấy.

Gần dự án nói trên, vào năm 2009, còn có một dự án bệnh viện tư, được cấp 15.000 m2 đất cũng trên vị trí "đắc địa" của TP Đồng Hới, do Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Bình An làm chủ đầu tư, quy mô 1.600 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ khi được cấp đất đến nay đã 10 năm qua, dự án cũng thi công dở dang rồi để đó. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định thu hồi đất đối với dự án này vì chậm tiến độ. 

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Hàng loạt dự án dang dở - Ảnh 2.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo