xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy xem từ chức là bình thường

DIỆP VĂN SƠN

Ở nhiều nước trên thế giới, từ chức là việc bình thường và thậm chí đã trở thành văn hóa. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc bình thường này có vẻ như còn xa lạ.

Quyền lực có thể làm tha hóa con người. Sử gia nổi tiếng Lord Acton từng nói " quyền lực thì có xu hướng suy đồi. Quyền lực tuyệt đối thì suy đồi tuyệt đối". Kết luận này được lịch sử chứng minh là đúng với hầu hết các trường hợp.

Lâu nay, chúng ta vẫn có quan niệm gần như trở thành chính thống rằng chức vụ của một ai đó là do nhân dân ủy thác và do Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân bố trí, bổ nhiệm hoặc giới thiệu ra ứng cử... Với quan niệm như vậy, người cán bộ, công chức, lãnh đạo các cấp xem việc bố trí, bổ nhiệm, lên xuống, ra vào là chuyện của tổ chức; còn bản thân thụ động chờ đợi tổ chức phân công làm thì làm, yêu cầu nghỉ thì nghỉ.

Khách quan mà nói, theo cơ chế thực thi công vụ của nhà nước ta hiện nay, quả thật là khó lòng quy trách nhiệm cho cá nhân để xử lý. Mối quan hệ giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể không phải bao giờ cũng được xử lý một cách hài hòa. Trong hoạt động công vụ lâu nay trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, không được đề cao cũng là điều dễ hiểu.

Thực trạng này bắt nguồn từ nguồn gốc sâu xa trong quá khứ. Có một thời Việt Nam đề cao chủ nghĩa tập thể. Việc này có thể đúng trong một hoàn cảnh, một giai đoạn lịch sử nào đó, ngày nay tỏ ra không còn thích hợp. Hệ lụy của đề cao chủ nghĩa tập thể là triệt tiêu bản sắc cá nhân; làm mai một các suy nghĩ, sáng kiến của mỗi con người, đến mức người thấy mình quá nhỏ bé trước cái lớn lao của tập thể và dần dần tự nguyện tan biến vào đó. Cũng từ đó, họ nhận ra tập thể là chỗ chở che thích hợp cho cả những yếu kém của mình. Chính việc đổ khuyết điểm cho tập thể nên cán bộ, lãnh đạo khó có được ý thức từ chức khi xảy ra sự vụ.

Vừa qua, thảo luận ở nghị trường Quốc hội, các đại biểu có đặt vấn đề xung quanh việc từ chức. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị định về vấn đề này. Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về "nêu gương của cán bộ" có đề cập đến việc từ chức. Rõ ràng giờ đây, từ chức ngày càng hợp với ý Đảng, lòng dân.

Trước đó, năm 2014, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo nghị định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý. Riêng về nội dung từ chức, dự thảo nghị định quy trình là người xin từ chức phải làm đơn trình bày lý do, nguyện vọng, sau đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thiết nghĩ, khi một người đã từ chức thì không nên đặt ra vấn đề quá phức tạp, quá rườm rà như vậy. Cái chính là làm sao để tự thân người cán bộ, lãnh đạo ý thức được trách nhiệm cá nhân trong điều hành, lãnh đạo và xem việc bản thân yếu kém, rời bỏ vị trí là bình thường thì từ chức mới thật sự trở thành văn hóa ở nước ta.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo