xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiệu quả từ mô hình sinh kế mùa lũ

TÂM MINH - THỐT NỐT - CA LINH

Theo các chuyên gia, nông dân ĐBSCL không nên độc canh cây lúa, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên mà phải cố gắng cải tạo lại trong điều kiện nước lũ về thấp để phát triển các mô hình sinh kế phù hợp

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo trực tuyến tổng kết dự án "Phát triển sinh kế bền vững dựa vào mùa nước nổi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu".

Thu nhập cao hơn trồng 2-3 vụ lúa/năm

Theo IUCN, thời gian qua, mô hình trồng sen sạch do IUCN phối hợp cùng UBND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp thử nghiệm đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất sen sạch mang lại rất khả quan, thực sự là mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi từ 3 vụ lúa sang "2 vụ lúa và 1 vụ sen", góp phần vào chiến lược trữ nước của khu vực ĐBSCL.

Dự án này đã tập huấn và hỗ trợ nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Long An và An Giang triển khai mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ, nhằm thay thế việc canh tác lúa vụ 3 không bền vững. Dự án tập trung tập huấn và hỗ trợ nông dân áp dụng các hệ thống canh tác mùa lũ như: trồng các loại cây có khả năng chống lũ và chịu hạn, gia tăng khả năng tích nước lũ của đất.

Dự án được chọn thực hiện trong 3 năm, với diện tích 450 ha. Trong đó, tại Đồng Tháp, người dân quan tâm, khôi phục vùng trồng sen với diện tích trồng mới 100 ha/31 hộ. Cùng với đó, doanh nghiệp quan tâm đầu tư chế biến sen phát triển mạnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động từ ngành trồng sen, nuôi cá. Ngoài ra, người dân còn phát triển các mô hình sinh kế mùa lũ khác như: nuôi cá, sản xuất tơ sen..., góp phần nâng cao năng lực cộng đồng trong việc thích ứng biến đổi khí hậu, người dân đạt trình độ về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...

Tại Long An, dự án này thực hiện ở huyện Tân Hưng với mô hình trồng sen - du lịch sinh thái trên 150 ha. Tại An Giang, dự án thực hiện ở huyện Tri Tôn với 150 ha.

Trong ngắn hạn, trồng sen mùa lũ là mô hình sinh kế kết hợp điển hình có thu nhập cao hơn trồng 2-3 vụ lúa/năm. Mô hình này còn giúp tạo ra sản phẩm mới, thân thiện môi trường từ sen sạch và cá tự nhiên, đa dạng hóa sản phẩm cây trồng.

Hiệu quả từ mô hình sinh kế mùa lũ - Ảnh 1.

Trồng sen không chỉ là mô hình sinh kế mang lại nguồn nguyên liệu cho dệt may mà còn góp phần phát triển du lịch sinh thái. Ảnh: NGỌC TRINH

Tạo nguồn nguyên liệu dệt may, phát triển du lịch

Theo Viện Kinh tế sinh thái Việt Nam (ECO-ECO), từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã phối hợp cùng với các viện, trung tâm, địa phương ở Hà Nội và Đồng Tháp thực hiện các nội dung của đề tài nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen theo đúng tiến độ đã đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ.

Qua một thời gian thực hiện, đề tài đã hoàn thành cơ bản các yêu cầu về sản phẩm từ tơ sen gồm: sợi, khăn quàng, áo choàng...; xây dựng được bộ hướng dẫn, quy trình kỹ thuật sản xuất tơ lụa từ cuống sen; xây dựng bộ hướng dân kỹ thuật trồng sen lấy sợi, thu tơ và chế biến sợi sen; xây dựng 3 mô hình sản xuất thử nghiệm tại các vùng sinh thái khác nhau ở miền Bắc và Tây Nam Bộ.

Ông Nguyễn Huy Thắng, đại diện ECO-ECO, đánh giá: "Ý nghĩa kinh tế mang lại của đề tài nghiên cứu là tạo ra nguồn nguyên liệu mới và một sản phẩm mới cho ngành dệt may của Việt Nam. Việc tạo nghề mới và sản phẩm mới từ cây sen sẽ tạo thêm sinh kế cho nông dân vùng đất ngập nước, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ".

Theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, từ trước đến nay, người dân quá phụ thuộc vào việc độc canh cây lúa do họ không tìm được mô hình sinh kế nào khác phù hợp. Vì vậy, việc tìm kiếm các loại hình sinh kế, loại hình canh tác cây trồng khác thay thế cây lúa hoặc mô hình sinh kế dựa vào lũ là hết sức cần thiết. "Việc này vừa giúp tạo việc làm cho người dân vùng lũ vừa thực hiện chủ trương chuyển đổi sang cơ cấu cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Mô hình sinh kế mùa nước nổi rất phù hợp với chủ trương "thuận thiên" theo Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL" - ông nhấn mạnh.

Ông Trần Anh Thư cho rằng dù mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá mùa lũ còn một số hạn chế cần khắc phục nhưng cũng mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá để làm cơ sở, tiền đề nhân rộng tốt hơn cho các vùng lân cận. Trong tương lai, An Giang dự kiến tạo vùng trữ nước dọc theo tuyến kênh Tha La và Trà Sư vì đây cũng là một trong những mô hình sinh kế được xem xét tiếp tục nhân rộng. Tỉnh kỳ vọng mô hình này giúp tăng cường trữ nước, tạo sinh kế cho người dân, kết hợp du lịch sinh thái mùa nước nổi, góp phần phục hồi hệ sinh thái tự nhiên. 

Chủ động canh tác

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh Văn phòng Công tác Biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, cho rằng để thích ứng với tình trạng lũ thấp và mất dần nguồn lợi tự nhiên, người dân nên chủ động trồng các loại cây hoặc nuôi thủy sản đặc trưng trong mùa lũ như bông điên điển, cá nước ngọt.

"Chúng ta phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nhưng phải cố gắng cải tạo lại trong điều kiện lũ về thấp để phát triển được. Thay vì cứ khai thác sản vật mùa nước nổi dựa vào tự nhiên, người dân nên chủ động trồng ấu, sen, súng... Thực tế, nhiều mô hình hiện nay rất có hiệu quả" - ông Vinh đánh giá.


ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Hiệu quả từ mô hình sinh kế mùa lũ - Ảnh 3.
Hiệu quả từ mô hình sinh kế mùa lũ - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo