xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hỗ trợ TP HCM phát triển

TS LÊ ĐĂNG DOANH

UBND TP HCM vừa ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025. Trong đó, thành phố cho biết sẽ tiếp tục trình Quốc hội xem xét điều chỉnh tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM giai đoạn 2023-2026 trên cơ sở giữ nguyên tỉ lệ điều tiết 21% như hiện nay hoặc tăng lên 23%-25%.

Việc TP HCM tiếp tục kiến nghị tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách đã đặt ra một bài toán không dễ cho Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc cân đối nguồn ngân sách vốn đang rất khó khăn khi phải "chia năm xẻ bảy" để thực hiện nhiều nhiệm vụ liên quan đến các chương trình hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, ở vị trí đầu tàu kinh tế với nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ nhằm hồi phục, phát triển nhanh, mạnh, TP HCM cần nhiều hơn nữa nguồn lực từ ngân sách để không chỉ thành phố phát triển mà còn đóng góp trở lại cho ngân sách trung ương.

Hỗ trợ TP HCM phát triển - Ảnh 1.

UBND TP HCM vừa ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 (ảnh minh họa). Ảnh: NLĐO

Đặc biệt, với mục tiêu hình thành và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại đây, TP HCM không chỉ cần một cơ chế đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mà còn cần sự ưu tiên từ chính nguồn ngân sách quốc gia. Nếu không có nguồn lực từ bên trong, thành phố khó xây dựng được tiền đề, điều kiện quan trọng về hạ tầng, nhân lực tài chính... để thu hút đầu tư bên ngoài.

Chính phủ và các địa phương cả nước luôn chia sẻ với nhu cầu, nguyện vọng của TP HCM về việc tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách bởi thành phố vừa bước qua giai đoạn dịch bệnh kéo dài với nhiều hậu quả nặng nề. Bên cạnh đó, những câu chuyện cũ về cơ sở hạ tầng cho y tế - giáo dục, chống ngập, phát triển nguồn nhân lực... vẫn còn ngổn ngang. Tuy nhiên, TP HCM cần chủ động xây dựng một đề án tổng thể, thuyết minh rõ các căn cứ cụ thể để thuyết phục Chính phủ, Quốc hội... xem xét và thông qua các kiến nghị. Đặc biệt, cần chứng minh rõ nguồn thu của thành phố phần lớn đến từ các doanh nghiệp thành phố chứ không phải nhờ sự đóng góp của doanh nghiệp địa phương khác thông qua xuất khẩu từ cảng của TP HCM. Tương tự, chứng minh được xuất khẩu của doanh nghiệp TP HCM qua tất cả các cửa khẩu, các cảng trong cả nước... chiếm tỉ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cùng với đó, cần sự chứng minh và cam kết về việc nếu được tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách, thành phố sẽ làm được những gì, phát triển đến đâu để đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước... Nếu TP HCM thật sự chủ động, quyết liệt với mục tiêu của mình cũng như tiếp tục chứng minh được vai trò đầu tàu kinh tế, tôi tin Chính phủ, Quốc hội và thành phố sẽ tìm được tiếng nói chung.

Để cân đối ngân sách nhà nước, trong thời gian tới, các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục tiết giảm chi phí không cần thiết, tiết kiệm chi thường xuyên, mạnh dạn giảm ngân sách với những địa phương sử dụng vốn không hiệu quả... Các nguồn thu còn tiềm năng như thu từ đất, nợ đọng thuế, thu từ những doanh nghiệp đang hồi sinh... cũng hứa hẹn đóng góp đáng kể vào ngân sách. Nếu tính toán đầy đủ các nguồn lực, chắc chắn sẽ còn dư địa để hỗ trợ những địa phương sử dụng ngân sách hiệu quả, chẳng hạn TP HCM.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo