xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoàn thiện thể chế quản lý nghề cá

Văn Duẩn

Xây dựng các giải pháp cụ thể, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài để gỡ "thẻ vàng" trong năm 2022-2023

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch Ủy ban Hải sản - cho biết những năm qua, thủy sản Việt Nam đã phát triển thành ngành công nghiệp chế biến với giá trị xuất khẩu gần 9 tỉ USD. Tuy nhiên, bà Sắc đánh giá việc quản lý và khai thác nguồn lợi thủy hải sản còn hạn chế và phát triển thiếu bền vững.

Thực hiện 4 nhóm khuyến nghị của EC

Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 27-10 vừa qua, Tổng cục Thủy sản đã có buổi làm việc trực tuyến với Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định (IUU), tiến tới gỡ "thẻ vàng" IUU.

Qua cuộc họp trực tuyến, phía EC tiếp tục khẳng định Việt Nam rất nỗ lực, có sự quan tâm chỉ đạo rất cụ thể từ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để thực hiện các khuyến nghị của EC. Trong 4 nhóm khuyến nghị của EC, về mặt pháp lý, phía EC đánh giá rất cao những chuyển biến của Việt Nam, những rà soát sửa đổi trong khung pháp lý được gửi cho phía EC, về cơ bản, EC đồng tình cao với những nội dung sửa đổi. Về quản lý, theo dõi, giám sát tàu cá, trong giai đoạn vừa qua do dịch Covid-19 nên việc theo dõi, kiểm soát tàu cá gặp khá nhiều khó khăn, số lượng tàu cá đi khai thác giảm. Đáng chú ý, với nhóm truy xuất nguồn gốc, thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU có mức độ sai sót, mức độ trả lại rất ít so với những năm trước. Việt Nam đang làm tương đối tốt nội dung này. Với nhóm thực thi pháp luật, các tỉnh đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho ngư dân. Đối với những trường hợp vi phạm hoặc tái phạm, các địa phương cũng tăng cường công tác xử phạt để tiến tới sớm chấm dứt tình trạng vi phạm trong khai thác, đặc biệt là vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài.

Hoàn thiện thể chế quản lý nghề cá - Ảnh 1.

Ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khai thác cá ngừ đại dương trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: TỬ TRỰC

Bên cạnh ghi nhận sự nỗ lực, những kết quả đạt được từ Việt Nam, theo ông Nguyễn Quang Hùng, phía EC cũng đánh giá còn một số tồn tại chính. Thứ nhất là lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) và vận hành hệ thống giám sát tàu cá vẫn chưa đạt 100%. Cùng với đó là công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng. Hiện Việt Nam mới kiểm soát được 49 cảng cá có đủ điều kiện xác nhận, chứng nhận để xuất khẩu; còn 17 cảng cá phía EC yêu cầu Việt Nam kiểm soát tốt hơn để bảo đảm các hải sản khai thác hợp pháp.

Cùng với đó, kiểm soát tàu cá nước ngoài cập cảng tại 14 cảng mà chúng ta công bố. Bên cạnh đó, hiện việc thực thi pháp luật thủy sản của Việt Nam đối với xử phạt vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài rất hạn chế. Phía EC yêu cầu Việt Nam cần tăng cường, đẩy nhanh điều tra, xác minh các hồ sơ để xử phạt. Theo ông Nguyễn Quang Hùng, về công tác triển khai Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Hiệp định PSMA), Việt Nam mới triển khai nên còn sai sót, còn những vấn đề phải tích cực cải thiện trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 23-10-2017, EC đã cảnh báo "thẻ vàng" đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu vì chưa tuân thủ đầy đủ các quy định IUU.

Giao trách nhiệm cho lãnh đạo xã

Nói về những chuyển biến của lãnh đạo các địa phương trong công tác khắc phục "thẻ vàng" IUU, đặc biệt là sau những chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến về IUU diễn ra đầu tháng 9-2021, ông Nguyễn Quang Hùng cho biết cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU vào đầu tháng 9-2021 rất quan trọng, là động lực cho các địa phương tích cực, chủ động hơn nữa trong triển khai các biện pháp IUU.

Đặc biệt, điểm mới là hiện nay Thủ tướng giao trực tiếp cho lãnh đạo các xã ven biển vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, trực tiếp quản lý những chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân. "Phải tuyên truyền về IUU, vận động và quản lý ngư dân trên địa bàn để họ có trách nhiệm thực hiện bắt buộc chống khai thác IUU" - ông Hùng nói. Theo lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV/2021 là ngành thủy sản phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để bảo đảm an toàn tối đa cho người lao động và ngư dân, đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản ở các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới. Đặc biệt, triển khai đồng bộ các giải pháp IUU, tháo gỡ thẻ vàng của EC. Tổng cục Thủy sản đang tích cực rà soát sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Nghị định 26/2018, Nghị định 42/2018 và các thông tư để trình ban hành trong quý IV/2021 nhằm hoàn thiện thể chế quản lý nghề cá bền vững, có trách nhiệm và khắc phục các khuyến nghị của EC.

Trên cơ sở kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến về IUU diễn ra đầu tháng 9, ông Nguyễn Quang Hùng cho biết Tổng cục Thủy sản cũng có văn bản gửi 28 tỉnh, thành phố đề nghị xây dựng chương trình, kế hoạch với các giải pháp cụ thể cho giai đoạn tới để chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài trước ngày 31-12, hướng tới lộ trình Việt Nam có thể gỡ được thẻ vàng trong năm 2022-2023. 

Sau quá trình trì hoãn do dịch Covid-19, nếu tình hình dịch bệnh ổn định, trong quý I/2022, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra trực tiếp tại các cảng cá, ở nhiều địa phương để xem những nỗ lực từ phía Việt Nam, từ đó có những khuyến cáo mới cho lộ trình gỡ “thẻ vàng” IUU của Việt Nam.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo