xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khép kín các tuyến vành đai để gắn kết vùng

Bài và ảnh: BẠCH HUY THANH

Hà Nội đang khép kín các đường vành đai để tạo thế phát triển liên hoàn, toàn diện cho TP cũng như gắn kết với các địa phương lân cận

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội đã đưa ra mục tiêu đột phá trong giai đoạn 5 năm (2020-2025) là tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các khu đô thị vệ tinh, các tỉnh, TP trong vùng.

Hoàn thành 148/214 dự án

Trong tháng 10 vừa qua, dự án xây cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc tuyến đường Vành đai 3 Hà Nội, với chiều dài 5,367 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc đã được đưa vào khai thác. Cùng với các dự án đã hoàn thành trước đó, đoạn cầu cạn này góp phần hoàn chỉnh tuyến đường Vành đai 3.

Bên cạnh đó, tuyến Vành đai 1, tuyến Vành đai 2 và tuyến Vành đai 2,5 trong khu vực nội đô cũng hoàn thành nhiều đoạn tuyến.

Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, từ nay đến năm 2030, TP sẽ tập trung đầu tư hệ thống vành đai theo quy hoạch, trong đó tập trung xây dựng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục; tiếp tục đầu tư hoàn thành đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở và chuẩn bị đầu tư đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy để khép kín tuyến Vành đai 2; hoàn thiện 4 đoạn tuyến còn lại thuộc quận Cầu Giấy và Thanh Xuân để khép kín tuyến Vành đai 2,5.

Khép kín các tuyến vành đai để gắn kết vùng - Ảnh 1.

Hệ thống đường vành đai của Hà Nội ngày càng được hoàn thiện

Với tuyến Vành đai 3,5, TP sẽ tập trung hoàn thành đoạn Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 32 và tiếp tục đầu tư các đoạn từ Đường 5 kéo dài đến cầu Thượng Cát, cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32, nút giao Đại lộ Thăng Long…

Đến tháng 10-2020, Hà Nội đã hoàn thành 148/214 dự án phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông. Đây là những dự án triển khai theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Hà Nội, ngoài đầu tư, xây dựng các công trình trong nội đô, đơn vị thực hiện phải triển khai song song các công trình ở ngoại thành, trong đó có các tuyến đường vành đai, đường liên kết vùng, liên kết các địa phương. Việc này nhằm tạo kết nối, phân luồng phương tiện từ xa.

Xem xét cơ chế đặc thù để huy động vốn

Các chuyên gia giao thông nhận định khi hệ thống đường vành đai của thủ đô được đầu tư xây dựng khép kín sẽ tạo thế phát triển liên hoàn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, từ đó tạo điều kiện cho Hà Nội cùng với vùng thủ đô phát triển nhanh, bền vững.

Theo định hướng quy hoạch, tuyến Vành đai 4 dài khoảng 98 km đi qua 3 tỉnh, TP gồm Hà Nội (56,5 km, đi qua 7 quận, huyện), Hưng Yên (20,3 km) và Bắc Ninh (21,2 km). Tuyến Vành đai 5 có tổng chiều dài khoảng 331,5 km, đi qua 8 tỉnh, TP; trong đó đoạn thuộc địa phận Hà Nội dài 48 km (đi qua 6 quận, huyện, thị xã).

Cùng với tập trung hoàn thành, khép kín các tuyến đường từ Vành đai 1 đến Vành đai 3,5, Hà Nội, Bộ GTVT và các địa phương liên quan đang đẩy nhanh thực hiện xây dựng các đoạn tuyến của đường Vành đai 4, Vành đai 5. Những công trình quan trọng này sẽ tăng khả năng kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương trong vùng thủ đô.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết TP đang xem xét hồ sơ 3 dự án theo hình thức PPP, tương ứng với 4 đoạn tuyến Vành đai 4 trên địa bàn, gồm: Đoạn từ cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến Quốc lộ 32; đoạn từ Quốc lộ 32 đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; đoạn từ Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cầu Hồng Hà và đường dẫn hai đầu cầu.

UBND TP cũng đã đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế đặc thù nhằm huy động vốn, kêu gọi đầu tư để các bộ và địa phương triển khai tuyến đường Vành đai 5.

Thảo luận nhiều vấn đề dân sinh

Sáng 28-11, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVII) đã được tổ chức dưới sự chủ trì của ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Dù năm nay gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 nhưng kinh tế của thủ đô vẫn tăng trưởng gấp 1,5 lần mức chung của cả nước; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt dự toán và tăng 3,5% so với cùng kỳ. Nông nghiệp vẫn tăng 4,2%, lĩnh vực dịch vụ vẫn tăng 3,1%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 2,4%; quốc phòng, an ninh, an sinh, phúc lợi xã hội vẫn được bảo đảm.

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu thảo luận, tìm ra nguyên nhân hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước vẫn kém hiệu quả; việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra... Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, rác thải vẫn chậm giải quyết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo