xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khơi thông vốn cho nông nghiệp

TS TRẦN HỮU HIỆP

Tại sao cơ chế, chính sách có, nguồn tiền sẵn, công nghệ cũng đã kích hoạt, nhưng dòng vốn tín dụng cho nông nghiệp vẫn chưa chảy vào nông nghiệp như kỳ vọng? Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đặt vấn đề qua phát biểu đề dẫn hội thảo "Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU" vừa được tổ chức ngày 20-11 tại Phú Quốc, Kiên Giang.

Thời gian qua, nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo khung pháp lý và cơ chế, chính sách thông thoáng. Tuy nhiên, tín dụng ưu đãi đầu tư nông nghiệp công nghệ cao 100.000 tỉ đồng, sau hơn 3 năm cũng chỉ mới giải ngân được 27.000 tỉ đồng, chiếm 27%. 

Các khoản vay tín chấp được mở rộng từ 300 triệu đồng lên 3 tỉ đồng, các khoản vay thế chấp được xem xét đến 70%-80% giá trị tài sản nhưng không ít doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân vẫn than khát vốn. Thực tế cho thấy, cả người đi vay và cho vay đều đang có nhu cầu "giải ngân".

Khơi thông vốn cho nông nghiệp - Ảnh 1.

Nhiều nông dân tham quan một “cánh đồng mẫu lớn” ở TP Cần Thơ Ảnh: Ngọc Trinh

ĐBSCL - vùng trọng điểm nông nghiệp quốc gia đang nổi lên các tồn tại, hạn chế thành điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực vùng như lúa gạo, thủy sản, trái cây. Một là, quy hoạch không gian và yêu cầu tích hợp trong quy hoạch vùng, địa phương để tạo ra không gian phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực vùng ĐBSCL còn nhiều tồn tại, hạn chế. 

Hai là, chưa có một không gian đủ lớn, hoặc tiềm lực đầu tư lớn cho phát triển các vùng nguyên liệu đặc sản đủ sức cạnh tranh và đáp ứng các nhu cầu mới về truy xuất nguồn gốc xuất xứ nông sản, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi từ đồng ruộng của nông dân đến bàn ăn người tiêu dùng. Đó cũng là những lý do gây băn khoăn, e ngại từ phía ngân hàng - bên cho vay về tính bền vững và năng lực cạnh tranh cho các chương trình, dự án đầu tư cho nông nghiệp. Ba là, thị trường tiêu thụ, hệ thống tiêu thụ chưa đủ mạnh và ổn định; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia chưa rõ ràng cho nông sản, đặc biệt là các loại nông sản được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, Organic… bị đánh đồng với các loại sản xuất theo phương thức, quy trình không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Đặc biệt, đang nổi lên một số bất cập của các chương trình tín dụng tam nông, cho vay theo chuỗi giá trị nông sản. Ngân hàng tiếp cận cho vay theo chuỗi giá trị nông sản như cá tra, tôm, lúa gạo, trái cây, mía,… là cách tiếp cận đúng, nhưng chỉ mới "sờ" đến một công đoạn sản xuất của chuỗi nông sản. Đó là người nuôi, doanh nghiệp chế biến kiêm xuất khẩu.

Các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất cần tiến hành rà soát nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật để khơi thông nguồn vốn cho nông nghiệp. Cần xây dựng chuỗi tín dụng nông nghiệp 3 trong 1. Đó là tiếp cận theo chuỗi giá trị nông sản thực chất và dòng vốn tín dụng nông nghiệp phải có tiêu chí rõ ràng, công khai, minh bạch, dễ thực hiện từ hai phía. Đồng thời, tiêu chí tín dụng nông nghiệp cần công nghệ hữu dụng và linh hoạt trợ lực, phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng, các hệ sinh thái làm nền tảng cho hoạt động này. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo