xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không để tiền "đi lạc"

TRỌNG HIỀN

Hình ảnh cán bộ phường, khu phố xuống nhà dân ở các thành phố lớn những ngày qua đã trở nên khá quen thuộc.

Họ đến với các hộ kinh doanh cá thể, người làm dịch vụ, người thuê trọ để xác minh, làm hồ sơ về đối tượng nhận hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo nghị quyết của Chính phủ. Dự kiến, sẽ có khoảng 20 triệu người được nhận hỗ trợ từ Chính phủ với tổng số tiền là 62.000 tỉ đồng.

Trong đó, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỉ đồng. Ngân sách trung ương 22.000 - 23.000 tỉ đồng lấy từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019 là 19.000 - 20.000 tỉ đồng. Số còn lại từ nguồn dự phòng năm 2020, tiết kiệm chi thường xuyên... và nguồn ngân sách địa phương 13.000 - 14.000 tỉ đồng.

Gói hỗ trợ này còn sử dụng khoản hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp, người lao động (NLĐ) dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại NLĐ (khoảng 3.000 tỉ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho NLĐ qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16.000 tỉ đồng).

Với NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp bị ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động hay bị mất việc, khâu xác minh là không khó và các thủ tục cũng rõ ràng. Tương tự là người thường trú ngay tại địa phương, người đang có mặt với các ngành nghề cố định mặt bằng (sửa xe, làm dịch vụ...); song khó nhất là người làm nghề tự do, lưu động trên đường phố (bán vé số, chạy xe ôm, bán hàng rong)... Có người trong mùa dịch đã về lại quê nhà. Lập danh sách thì được, song liệu có trùng với danh sách ở địa phương tại quê nhà của họ? Hỗ trợ cho họ cách nào để vừa đúng đối tượng, họ nhận được tiền mà ngân sách cũng không thất thoát là băn khoăn của những người thực thi nhiệm vụ làm thủ tục hồ sơ và chi trả cho các đối tượng này. Mặt khác, với khoản tiền cực lớn khi vào tay những người thi hành, liệu có bảo đảm không thất thoát hay chảy vào túi tham của cá nhân?

Theo quan chức có trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự kiến vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, tiền hỗ trợ sẽ đến tay người nhận. Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của thường trực Chính phủ ngày 10-4, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định gói hỗ trợ đang nhận được sự quan tâm, kỳ vọng và ủng hộ của người dân cả nước. Điều này đòi hỏi việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội trong thời điểm này cần được ưu tiên và có tính cấp bách. Trong thực hiện, không để những đồng tiền của người dân đi "lạc đường". Việc triển khai hỗ trợ sẽ bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách.

Trước đó, tại phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8-4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát để không xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi chính sách hoặc thiếu sự minh bạch trong việc tổ chức thực hiện gói hỗ trợ này.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của Chính phủ về gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng khẳng định niềm tin không ai bị lãng quên trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Các địa phương, các bộ, ngành hãy thực thi nhanh chóng, xứng đáng với sự kỳ vọng của người dân cả nước, không để xảy ra tiêu cực, bất công.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo