Anh Tuấn còn dành riêng không gian lớn được thiết kế theo kiến trúc xưa để trưng bày những món đồ cổ, gốm sứ, vật dụng phục vụ khách tham quan. Chia sẻ về sưu tập những món đồ cổ, anh Tuấn cho rằng tất cả đều nằm trong một chữ "duyên". Không chỉ sưu tầm, tìm mua nhiều món đồ cooe, xưa, anh Tuấn còn tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, xuất xứ, ý nghĩa của từng món đồ cổ để chia sẻ với nhiều người khi ghé tham quan.
Điểm trưng bày các món đồ cổ của anh Tuấn ngày càng có nhiều người biết đến và có khá nhiều khách phương xa dừng chân lại đây khi có dịp đi ngang làng hoa Sa Đéc hơn 100 năm tuổi. Thấy anh Tuấn có lòng đam mê và sự nhiệt tình với các món đồ cổ xưa nên có nhiều người tự nguyện mang đến tặng để đưa vào bộ sưu tập phục vụ khách tham quan du lịch.
Ông Lê Văn Hải, quê ở tỉnh Vĩnh Long, có lần đi tham quan làng hoa Sa Đéc nên ghé qua nơi trưng bày đồ cổ của anh Tuấn. Lần đầu tiên tham quan không gian chứa đựng nhiều nét xưa, cổ đã tạo cho ông Hải sự thích thú và tìm về một niềm hoài cổ.
Không gian đồ cổ xưa của anh Tuấn không chỉ giúp cho giới trẻ hiểu thêm về lịch sử dân tộc, quê hương qua những món đồ vật mà còn giúp nhiều người nhắc nhớ về một thời tuổi thơ, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách khi đến với làng hoa Sa Đéc.
Bà Trần Thị Kim Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Quy Tây, cho biết anh Tuấn đang làm Chủ nhiệm Tân Tây Hội quán về sinh vật cảnh và rau sạch, nơi đây tập hợp các thành viên trong hội quán để sinh hoạt hằng tháng. UBND xã cũng có dự kiến phối hợp với điểm trưng bày đổ cổ của anh Tuấn để làm điểm tham quan phục vụ khách tham quan du lịch trong thời gian tới.
Bình luận (0)