xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không hạ chuẩn xét giáo sư

Thế Dũng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tự chủ tài chính không có nghĩa là nhà nước không đầu tư nữa

Chiều 29-5, chủ trì phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục - đào tạo (GD-ĐT, gọi tắt là Ủy ban) và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (gọi tắt là Hội đồng), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban và Hội đồng, đưa ra một số vấn đề chính để các đại biểu thảo luận.

Giáo viên quyết định chất lượng...

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày một số nội dung xin ý kiến của các thành viên Ủy ban, Hội đồng.

Vấn đề Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận đầu tiên là công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp đội ngũ giáo viên, về tình trạng vừa thừa vừa thiếu cục bộ như thế nào. Việc quy hoạch hệ thống các trường sư phạm và đầu vào ngành sư phạm ra sao khi thời gian qua có nhiều ý kiến dư luận đặt ra về việc sắp xếp chưa tốt đội ngũ giáo viên, kể cả phẩm chất, tư cách người thầy.

Lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí với một số ý kiến về việc xây dựng công dân toàn cầu và khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng không chạy theo xã hội thị trường. Nhất trí với ý kiến của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về tinh thần học tập suốt đời, kể cả với giáo sư, chứ không phải lấy xong danh hiệu, tấm bằng là xong, Thủ tướng cho rằng vấn đề này rất quan trọng khi hiện còn sự trì trệ trong bộ máy.

Các ý kiến đều nói về việc quy hoạch lại cơ sở các trường sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, kể cả đầu vào sư phạm, chính sách, chế độ cho giáo viên, truyền thông và tôn vinh người thầy, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng tình với ý kiến của GS Nguyễn Minh Thuyết, GS Nguyễn Văn Minh (Đại học Sư phạm Hà Nội) về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên định kỳ, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển cơ sở đào tạo giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp thu cái mới. Giáo viên quyết định đến chất lượng GD-ĐT nên cần được chú trọng, quan tâm hơn.

Không hạ chuẩn xét giáo sư - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chủ trì phiên họpẢnh: Quang Hiếu

Hướng tới tiếp cận mới

Nêu vấn đề về tự chủ đại học, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện có 26 cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ. Nhiều cơ sở đã thực hiện kiểm định chất lượng, tham gia đánh giá xếp hạng quốc tế. Tuy nhiên, cần có cách hiểu đúng đắn, thống nhất về tự chủ đại học. Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận việc công nhận, bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư khi thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập gây nên dư luận trong xã hội.

Đồng tình với các ý kiến cho rằng đang được triển khai rất tốt, Thủ tướng lưu ý bước đi, cách làm phải hết sức chặt chẽ, tốt hơn để không gây rối loạn, nhảy từ cực này sang cực kia.

Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT tổng hợp, nghiên cứu đề xuất để cách hiểu, cách chỉ đạo thống nhất hơn trên tinh thần hướng tới tiếp cận mới về tự chủ đại học với cách làm phù hợp ở Việt Nam; trong đó, tự chủ về học thuật, về tổ chức bộ máy, tài chính. Thủ tướng nêu rõ tự chủ tài chính không có nghĩa là nhà nước không đầu tư nữa.

Về sách giáo khoa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội về lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt, ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới và tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đủ các môn học, lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, bảo đảm yêu cầu giảm tải, khoa học, thiết thực, khả thi, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD-ĐT khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trình Thủ tướng ký ban hành trong tháng 6-2018.

2.147 hồ sơ dự thi có sai sót

Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi vừa phát hiện 2.147 bộ hồ sơ có sai sót khi đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2018. Trong đó có 2.051 trường hợp sai sót chưa nghiêm trọng đã được điều chỉnh kịp thời và 96 trường hợp sai sót nghiêm trọng không điều chỉnh được, phải xin ý kiến Bộ GD-ĐT.

Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu 17 trường THPT có hồ sơ sai sót nghiêm túc kiểm điểm, lấy kết quả làm căn cứ để xem xét, đánh giá xếp loại cuối năm đối với các bộ phận và cá nhân liên quan.

T.Trực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo