xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xét xử lưu động: Không nên "triển lãm tội phạm"

PHẠM DƯƠNG

TAND tỉnh Điện Biên đưa ra xét xử lưu động vụ án bắt cóc, hiếp dâm, sát hại nữ sinh viên giao gà từng gây chấn động dư luận cả nước một lần nữa làm dấy lên tranh luận có nên xét xử lưu động hay không.

Việc đông đảo người dân tới theo dõi phiên tòa vỗ tay khi đại diện VKS luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo có thể khiến những ai ủng hộ có lý do để giữ quan điểm nên xét xử lưu động.

Xét xử lưu động có thể do điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng được những phiên tòa có lượng người tham gia đông, nhất là trong thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn như trước đây. Nhưng lý do chính diễn ra các phiên tòa xét xử lưu động nhằm thể hiện sự trừng trị nghiêm khắc tội phạm, qua đó mang tính răn đe và cảnh báo mạnh mẽ. Việc trực tiếp được theo dõi phiên tòa là một cách tiếp cận luật pháp để người dân hiểu biết hành vi phạm tội và sự trừng trị của pháp luật, từ đó người dân biết tránh những hành vi tương tự, tránh vi phạm pháp luật.

Xét xử lưu động còn được cho là để người dân củng cố niềm tin vào tòa án và pháp luật, đồng thời thể hiện tính công khai, minh bạch của luật pháp để người dân có thể trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động tư pháp.

Tuy nhiên, những người ủng hộ quan điểm nên bỏ việc xét xử lưu động lại có những lý lẽ, lập luận của mình. Trước hết, với sự phát triển hiện nay, cơ sở vật chất của các tòa án đã cơ bản đáp ứng yêu cầu xét xử mọi vụ án. Trong khi đó, việc tổ chức một phiên tòa xét xử lưu động vừa tốn kém hơn xét xử tại trụ sở tòa án vừa khiến việc bảo đảm trật tự an ninh cho phiên tòa trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Lý do nhằm tăng tính răn đe và giáo dục pháp luật cũng dần trở nên yếu đi khi mà cùng với sự phát triển của xã hội, của thông tin - truyền thông và trình độ dân trí ngày càng nâng cao. Người dân không cần phải mất thời gian, công sức tới tham dự các phiên tòa xét xử lưu động vẫn có thể nắm bắt được đầy đủ hành vi phạm tội và sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật.

Xã hội ngày càng phát triển, các quyền con người càng được nâng cao và bảo đảm tốt hơn. Điều 31 của Hiến Pháp năm 2013 quy định: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Như vậy, khi đưa một bị cáo ra xét xử, Hiến pháp xác định họ được coi là không có tội. Do đó, đưa họ về địa phương nơi cư trú để xét xử là một hình thức "triển lãm tội phạm", kết án trước cộng đồng, làm tổn thương danh dự, nhân phẩm của họ và cả người thân của họ mà lẽ ra phải được pháp luật bảo vệ. Kể cả trường hợp những người phạm tội bị kết án đúng tội thì cũng có thể gây khó cho họ khi chấp hành xong bản án, tái hòa nhập xã hội để "làm lại cuộc đời".

Vì thế, không nên tiếp tục tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động - một hình thức "triển lãm tội phạm" không còn phù hợp với xã hội ngày càng văn minh, dân trí ngày càng cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo