xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạn chế rượu, bia: Không thể trông chờ tự giác!

Lương Duy Cường

Không thực hiện hoạt động quảng cáo rượu, bia trước, trong và sau các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên là quy định trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.

Dự thảo được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo trước Quốc hội, hôm 9-11.

Người đứng đầu ngành y tế cũng dẫn số liệu cho thấy chỉ tạm tính trong năm 2017, nước ta tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu (tương đương 72 triệu lít cồn) và gần 4,1 tỉ lít bia (tương đương 161 triệu lít cồn); nếu chỉ tính riêng tiêu thụ bia thì đã mất gần 4 tỉ USD. Ước tính theo GDP năm 2017 thì tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính đã là 25.789 tỉ đồng (chiếm 0,25% tổng GDP) và chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia là khoảng 50.000 tỉ đồng (chiếm tới 0,5% GDP).

Đấy là những con số thống kê theo cách tính của cơ quan được giao chủ trì soạn thảo dự luật. Trên thực tế, người dân còn biết tác hại của rượu, bia qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Chẳng hạn như Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia mới đây đã công bố chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2018 đã có 65%-70% số người điều khiển phương tiện liên quan đến các vụ tai nạn giao thông có vi phạm nồng độ cồn. Kết quả từ một cuộc khảo sát do Ủy ban ATGT quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới thực hiện tại 10 tỉnh, thành ở nước ta cách đây chưa lâu cũng cho thấy tỉ lệ các vụ tai nạn do rượu, bia chiếm khoảng 39,6%. Dù thế, theo Ủy ban ATGT quốc gia, những con số kể trên trong thực tế có thể cao hơn nhiều và vẫn gia tăng theo các năm. Chưa kể, theo Bộ Y tế, kết quả điều tra sức khỏe học sinh cách đây chưa lâu, có 43,8% học sinh từ lớp 8-12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% uống đến mức say ít nhất một lần. Quá nhiều căn cứ để nói về thảm trạng bia, rượu tràn lan ở nước ta.

Chắc chắn là không thể loại bỏ rượu, bia ra khỏi đời sống nhưng việc tìm ra các giải pháp để giảm việc tiêu thụ bia, rượu không chỉ là vấn đề tiết kiệm tiền bạc mà còn là cách để kéo giảm hàng loạt thiệt hại về nhân mạng, sự rối loạn của đạo đức, trật tự xã hội... Trong thực tế, cả ở tầm quốc gia lẫn các địa phương, ban ngành cũng đều đã có những đối sách để hạn chế rượu bia. Chẳng hạn, từ năm 2017, Ủy ban ATGT quốc gia đã triển khai chương trình "Đã uống rượu bia thì không lái xe" tạo được những thay đổi tích cực về hành vi lái xe sau khi uống rượu, bia. Nhiều địa phương cũng đã ban hành quy định cấm CB-CNVC uống rượu, bia trong giờ hành chính hay hạn chế tiếp khách bằng rượu, bia...

Dù vậy, trong thực tế, tình trạng lạm dụng rượu, bia vẫn có xu hướng tăng chứ không giảm. Bởi vậy, không thể trông chờ mãi vào việc vận động hay sự tự giác mà phải nhanh chóng có các chế định pháp luật để điều chỉnh. Việc điều chỉnh không chỉ riêng đối tượng trực tiếp tiêu thụ mà cần phải tận gốc vấn đề, ấy là cả đối tượng kinh doanh, sản xuất bia, rượu. Và điều này thì chỉ có thể trông chờ vào một sắc luật, cụ thể ở đây là Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đang đặt trên bàn nghị sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo