xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế TP HCM tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ

PHAN ANH

Dù tiến độ phục hồi kinh tế đạt được một số kết quả nhưng thành phố chưa thể tự hài lòng, trong đó vấn đề giải ngân vốn đầu tư công đang có điểm vướng cần tháo gỡ

Ngày 2-6, UBND TP HCM họp định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5-2022, 5 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp tháng 6-2022.

Các lĩnh vực kinh tế tăng trưởng khá

Theo thông tin từ cuộc họp, kinh tế thành phố tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ. Điều này giúp người dân, doanh nghiệp có sự tin tưởng và yên tâm sản xuất - kinh doanh.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2,6%, trong đó 5 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 5,6%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu cả nước ước đạt 20,7 tỉ USD, tăng 7,9%; tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu cả nước ước đạt 28,4 tỉ USD, tăng 11,6%. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 39.509 tỉ đồng, tăng 9,8%.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước, nhờ đó giúp hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 có điều kiện phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Kinh tế TP HCM tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 1.

Giải ngân vốn đầu tư công ở TP HCM vẫn chưa đạt như kỳ vọng, mục tiêu... Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thu ngân sách cũng có tín hiệu đáng mừng khi tổng thu ngân sách nhà nước (không kể số bổ sung từ quỹ dự trữ tài chính) ước gần 210.000 tỉ đồng, đạt hơn 54% dự toán năm, tăng hơn 19,5% so với cùng kỳ. Con số này gồm thu nội địa hơn 152.600 tỉ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 57.200 tỉ đồng.

Tuy nhiên, UBND TP HCM cũng nhìn nhận bên cạnh nhiều thuận lợi thì cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức, những tác động đan xen nhiều mặt. Trong đó, thị trường chứng khoán suy giảm ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư, nguy cơ lạm phát có biểu hiện gia tăng do diễn biến của tình hình thế giới.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng cho rằng dù tiến độ phục hồi kinh tế thành phố đạt được một số kết quả nhất định nhưng chúng ta chưa thể hài lòng. Người dân, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc và cần các cấp chính quyền đồng tâm phối hợp mới có thể giải quyết.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6, Phó Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai, kiểm soát tốt dịch Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế. Bà Thắng đặc biệt lưu ý các đơn vị tập trung hoàn thiện các tờ trình đúng thời gian để trình HĐND TP HCM trước kỳ họp giữa năm. Đồng thời, hoàn thành công tác tổng kết thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 54 của Quốc hội, tham mưu các cơ chế, chính sách đặc thù cho TP HCM trong nội dung dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tại cuộc họp, một vấn đề được đại biểu quan tâm, thảo luận là tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, kế hoạch đầu tư công năm 2022 của TP HCM được HĐND thành phố thông qua vào tháng 12-2021 với tổng số vốn gần 45.000 tỉ đồng, song đến ngày 25-5 mới giải ngân hơn 4.300 tỉ đồng.

Lý giải điều trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết tỉ lệ giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2021. Ngoài ra, việc tái khởi động thi công các dự án những tháng đầu năm 2022 có độ trễ nhất định sau thời gian thành phố thực hiện ứng phó với tình hình dịch, chi phí đầu vào tăng cao.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP HCM, cho hay qua theo dõi, khối lượng nghiệm thu thực tế trên các công trường chậm. Nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng đến giá vật liệu đầu vào của ngành xây dựng. Bên cạnh đó, các đơn vị trúng thầu lo lắng "càng làm nhanh càng lỗ" nên có tâm lý cầm chừng và chờ chính sách điều chỉnh giá vật liệu, giá hợp đồng.

Ngoài ra, đặc thù của các công trình xây dựng cơ bản là đến những tháng đầu năm 2022 mới được giao kế hoạch vốn. Đến tháng 4 và 5-2022, các kế hoạch mời thầu, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu… mới được triển khai nên giá trị giải ngân thấp.

Cùng mổ xẻ vấn đề này, Cục trưởng Cục Thống kê TP HCM Nguyễn Khắc Hoàng đề nghị xem việc giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế. Để tạo động lực phát triển cho thành phố, cần có chỉ đạo nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn trong giải ngân.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng nhìn nhận tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp. Bà Thắng yêu cầu các đơn vị nhanh chóng đề ra giải pháp mạnh mẽ hơn. "Phải thấy rằng tiền kiếm được rất khó, có tiền mà không xài được thì phải xem lại năng lực và trách nhiệm" - bà Phan Thị Thắng nhấn mạnh; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp đã được bố trí vốn mà chưa giải ngân tự rà soát lại, đẩy nhanh tiến độ, nếu không, đến cuối năm 2022 sẽ không thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra. 

Hơn 4.300 giấy chứng nhận nhà, đất được cấp

Theo báo cáo của UBND TP HCM, trong 5 tháng đầu năm 2022, thành phố đã cấp 4.342 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở lần đầu; đăng ký biến động 217.200 giấy chứng nhận cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng, thành phố đã thực hiện kiểm tra 5.970 lượt, giảm 24,9% so với cùng kỳ; phát hiện tổng số công trình vi phạm trật tự xây dựng là 27 trường hợp, giảm 52,6% so với cùng kỳ.

Tình hình vi phạm trật tự xây dựng được thành phố đánh giá là tiếp tục được kéo giảm; không có tình trạng vi phạm xây dựng tràn lan; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tăng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo