xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ vọng năng lượng "xanh" từ rác thải

QUỐC ANH - THU HỒNG

TP HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 tỉ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đạt ít nhất 80% và hướng đến năm 2030 là 100%

Nguồn rác thải sinh hoạt dồi dào được xem là nguồn cung phát triển năng lượng tái tạo vì một thành phố "xanh" trong tương lai không xa. Tuy nhiên, trước mắt để có thành phố xanh, sạch và không còn ô nhiễm từ rác phải đẩy mạnh chuyển đổi phương tiện, xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn đạt chuẩn và đặc biệt là sớm chuyển đổi công nghệ cho các nhà máy xử lý rác thải…

Cải thiện ô nhiễm từ khâu vận chuyển

Theo chị Lê Ngọc Hà (TP Thủ Đức), trước đây, người thu gom rác vẫn sử dụng xe thô sơ, chở cồng kềnh, túi lớn, túi nhỏ dắt quanh xe… Mỗi lần xe dừng lấy rác, phân loại rác là mùi hôi thối bay khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. "May mắn thay, từ đầu năm, khu dân cư chúng tôi đã có xe lớn, hiện đại hơn vào thu gom rác nên đã chấm dứt chuỗi ngày khổ vì xe rác" - chị Hà bày tỏ.

TP Thủ Đức là một trong số ít địa phương thực hiện việc chuyển đổi phương tiện thu gom rác khá hiệu quả. Bà Nguyễn Kim Hoa, Phó Giám đốc HTX Môi trường Liên hiệp (TP Thủ Đức), cho biết đến nay, 80 phương tiện thu gom đã được các xã viên chuyển đổi sang xe ép hoặc xe tải (từ 500 kg đến 1,5 tấn), chiếm tỉ lệ 100%.

"Việc chuyển đổi phương tiện nhanh do bà con nắm rõ kế hoạch và vay được quỹ hỗ trợ để mua xe. Từ khi chuyển đổi phương tiện, việc thu gom rác chuyên nghiệp hơn, hạn chế nước rỉ rác đổ xuống đường, bảo đảm mỹ quan môi trường. Tuy nhiên, để người thu gom có thể sống được với nghề, chúng tôi mong chính quyền xem xét xây dựng lại mức giá thu gom rác, vì hiện nay mức giá này còn thấp" - bà Hoa đề xuất.

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Thủ Đức, đến nay, toàn thành phố đã chuyển được 82 xe ép, 209 xe tải có chức năng chở rác, đạt tỉ lệ 98%. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng chuyển đổi phương tiện thu gom rác thuận lợi. Ông Phạm Văn Khanh, người thu gom rác dân lập trên địa bàn quận 5, đề xuất để bảo đảm mỹ quan môi trường, ngoài xe ép, xe tải, các địa phương nên linh hoạt theo tình hình thực tế đề xuất một loại phương tiện phù hợp túi tiền, khả năng tài chính của người thu gom.

Tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt là nỗi bức xúc của người dân thành phố, đặc biệt là những hộ dân lân cận trạm tập kết, trung chuyển rác. Ông Phạm Hà Khánh (ngụ phường 27, quận Bình Thạnh) mong thành phố sớm xây dựng các trạm trung chuyển rác bảo đảm vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Kỳ vọng năng lượng xanh từ rác thải - Ảnh 1.

Các phương tiện thô sơ thu gom rác dân lập đang về điểm tập kết rác trên đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh, TP HCM

Kỳ vọng năng lượng xanh từ rác thải - Ảnh 2.

TP Thủ Đức (TP HCM) chuyển đổi phương tiện đạt chuẩn thu gom giúp giảm ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và tăng mỹ quan đô thịẢnh: Quốc Anh

Công nghệ đốt rác phát điện vẫn còn chờ

Theo báo cáo kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ đồ án xử lý quy hoạch chất thải rắn TP HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, thành phố có 2.618/2.653 tổ, đường dây thu gom rác dân lập tham gia vào hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Lực lượng thu gom rác này có 4.191/7.543 phương tiện đạt chuẩn (55%). Để triển khai đồng bộ công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt và bảo đảm phân loại thành 3 nhóm theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, đơn vị này đề xuất và xây dựng kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn giai đoạn 2023-2025.

UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện đang đẩy mạnh giải tỏa các trạm trung chuyển chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các trạm trung chuyển bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để đến năm 2025 có 40 trạm (13 trạm khu vực và 27 trạm phục vụ quận, huyện) trên địa bàn 19 quận, huyện.

Kế hoạch là từ năm 2025 trở về sau, tất cả trạm trung chuyển của thành phố được xây dựng với khu vực tiếp nhận rác thải và khu vực đậu chờ phương tiện được thiết kế kín hoàn toàn; sử dụng công nghệ ép rác kín; trang bị đầy đủ hệ thống xử lý môi trường (nước thải, khí thải, mùi hôi).

Vấn đề quan trọng nhất là công tác xử lý rác thải. Trên địa bàn thành phố hiện có 5 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sang đốt phát điện đang triển khai nhiều năm nay. Trong đó, UBND TP HCM đã quyết định chủ trương đầu tư đối với 2 dự án chuyển đổi công nghệ của Công ty CP Vietstar (2.000 tấn/ngày) và Công ty CP Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (2.000 tấn/ngày). Ba đơn vị đang thực hiện các thủ tục pháp lý đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ gồm Công ty CP Tasco (500 tấn/ngày), Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (3.000 tấn/ngày) và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố (1.000 tấn/ngày). UBND TP HCM cũng đã giao Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và thu hồi năng lượng tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2025, TP HCM chưa thể đáp ứng tỉ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện như đề ra là do các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai dự án theo quy định hiện hành và đề nghị gia hạn thời gian hoàn thành chỉ tiêu này đến năm 2027. 

Quá nhiều chỉ tiêu chưa đạt được

UBND TP HCM vừa báo cáo kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, chương trình đề ra 3 nhóm mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể. Đến nay, 4/22 chỉ tiêu hoàn thành; 5/22 chỉ tiêu hoàn thành trên 95%; 4/22 chỉ tiêu đang thực hiện và chưa đến thời điểm tổ chức đánh giá; 9/22 chỉ tiêu đang thực hiện và chưa đạt chỉ tiêu giai đoạn 2020-2030.

Trong đó, đối với chỉ tiêu tỉ lệ xử lý rác thải bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100% đang là thách thức, do tiến độ chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tất cả các đơn vị còn khá chậm, vẫn đang ở bước hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo