xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạc quan về kinh tế Việt Nam

Bài và ảnh: Minh Chiến

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7% năm 2019 và khẳng định có thể giữ lạm phát dưới 4%

Việt Nam đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận về kinh tế trong năm 2018 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2019. Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại hội thảo tổng quan về thị trường tài chính năm 2018 do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) tổ chức ngày 20-12 tại Hà Nội.

Tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua

Theo ông Đặng Ngọc Tú, Trưởng Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát thuộc NFSC, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018 ước đạt 6,9%-7%, mức cao nhất 10 năm qua. Động lực chính của sự tăng trưởng này là công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đã giảm nhẹ so với năm 2017 do sản lượng điện thoại giảm dù vẫn đóng vai trò nòng cốt.

Lạc quan về kinh tế Việt Nam - Ảnh 1.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo có thể giữ lạm phát dưới 4% trong năm 2019

Báo cáo của NFSC cũng đưa ra nhiều số liệu lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2018. Theo đó, lạm phát được kiểm soát dưới 3,6%, lạm phát cơ bản duy trì ổn định dưới 1,5%. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm như cán cân thanh toán quốc tế thặng dư cao, nợ công và cân đối ngân sách được kiểm soát, bảo đảm các mục tiêu Quốc hội đề ra.

Trước những kết quả đạt được, ông Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch NFSC, nhận định 2018 là năm nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nhưng Việt Nam đã vượt qua, tận dụng được các cơ hội để phát triển. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 4 lần điều chỉnh lãi suất nhưng tỉ giá ở Việt Nam vẫn ổn định. "Chính phủ cũng đã nỗ lực cải cách, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng hơn, khơi dậy nhiều động lực để phát triển" - ông Phước đánh giá.

Mặc dù vậy, NFSC cũng chỉ ra một số tồn tại trong thị trường vốn của Việt Nam năm 2018 khi tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng của thị trường vốn còn hạn chế như các loại hình quỹ đầu tư trong nước còn nhỏ, sản phẩm chưa đa dạng. Việc nới rộng với nhà đầu tư nước ngoài còn vướng mắc. Tính minh bạch trong thị trường vốn cũng là điểm yếu của Việt Nam.

"Thị trường tài chính Việt Nam đứng trước những rủi ro từ thị trường tài chính thế giới khó lường như sự chuyển dịch các dòng vốn, chiến tranh thương mại, kinh tế toàn cầu có dấu hiệu suy giảm" - ông Nguyễn Văn Thùy, Phó trưởng Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách, dự báo.

Sức bật từ kinh tế tư nhân

NFSC đưa ra dự báo 6,9%-7,1% đối với tăng trưởng kinh tế năm 2019. Ông Trương Văn Phước cho rằng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng này, đồng thời lạm phát có thể chỉ tăng 3,6% - tương đương mức lạm phát năm nay và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua (khoảng 4%).

"Năm 2019, giá xăng dầu trên thế giới sẽ không còn cao như năm 2018. Các yếu tố lạm phát toàn cầu, khu vực đều sẽ giảm. Đặc biệt, các tác dụng đến từ chính sách kinh tế tư nhân sẽ tạo sức bật mạnh mẽ, đổi mới mô hình phát triển và cải thiện môi trường kinh doanh… là những cơ sở để chúng tôi đưa ra mức dự báo trên" - ông Phước phân tích và khẳng định Việt Nam có đủ điều kiện để giữ lạm phát dưới 4%.

Quyền chủ tịch NFSC khẳng định dù lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ có giảm nhẹ trong năm qua nhưng vẫn là động lực chính của nền kinh tế. Bên cạnh đó, những cải cách về chính sách cũng cần có độ trễ để thẩm thấu và mang lại những hiệu quả thực chất hơn.

Dù vậy, ông Phước cho rằng những thách thức của Việt Nam nằm trong tổng thể những thách thức lớn mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt. Một trong số đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động đến quy mô thương mại, từ đó gây khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.

"Trong bối cảnh đó, chúng ta phải có phương án để loại trừ những khó khăn, khơi dậy những điểm mạnh của mình để thích ứng trong chính sách toàn cầu" - ông Phước nhấn mạnh.

Giảm áp lực tỉ giá

Theo NFSC, năm 2019, áp lực lên tỉ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn. Cụ thể, giá đồng USD tăng sẽ không nhiều, thậm chí sẽ giảm. Năm 2019, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ tiếp tục diễn ra tại các nước phát triển nhưng sẽ thận trọng và dè dặt hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo