xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liệu cơm mà... gắp mắm

PHẠM HỒ

Hà Nội sẽ có thêm tuyến đường sắt trên cao ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Thông tin trên thoạt nghe cũng không dám vội mừng bởi tổng mức đầu tư sẽ là 40.000 tỉ đồng, hầu hết là vốn vay nước ngoài, sau 10 năm ân hạn sẽ trả trong 20-30 năm.

Nhìn con số trên không ít người lo nợ sẽ chồng nợ và không biết trả đến bao giờ cho xong.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội của Hà Nội đang nghĩ gì và mong muốn gì từ những dự án như thế này? Tất nhiên trong phương án trình HĐND TP Hà Nội, những người đề xuất sẽ đưa ra các con số về tiềm năng của dự án cùng những tác động tích cực lên sự phát triển kinh tế chung của TP và cả nước... Nhưng đây là thuần lý thuyết và khoảng cách của nó với thực tế còn xa vời vợi. Không vô lý khi đặt ra nghi vấn này, bởi chúng ta có nhiều bài học đau xót đối với các dự án đường sắt trên cao. Hơn 10 năm trước, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng được vẽ lên với bao vọng tưởng, đến bây giờ nó đang thành gánh nặng của người dân.

Về dự án này, Báo Người Lao Động đã nhiều lần phản ánh, từ số vốn hơn 550 triệu USD ban đầu nay đã đội lên hơn 868 triệu USD. Vốn tăng thì nợ tăng, nỗi khổ của người dân cũng tăng. Hơn 10 năm trầy trật đến nay tàu chưa thể lăn bánh. Thông tin mới nhất càng thêm gây sốc khi UBND TP Hà Nội tiếp tục vay gần 100 triệu USD để giải ngân các hạng mục khai thác, vận hành của dự án này, trong khi thời điểm đưa vào khai thác cũng mịt mờ.

Viễn cảnh của tuyến ga Hà Nội - Hoàng Mai chẳng biết có khá hơn không nhưng nếu lại đội vốn chẳng lẽ con cháu tiếp tục trả nợ đến 50 năm. Vẽ ra dự án một cách dễ dàng, vay tiền không ngần ngại, gánh nặng còn lại ai sẽ mang mới là vấn đề đáng nói. Trong khi đất nước còn nghèo, nợ còn lớn thì hãy liệu cơm gắp mắm. Dự án vay phải kiểm soát và thực hiện hiệu quả, không thể mãi rề rà còn chất lượng thì phập phù trong khi nợ nần thúc bách.

Xây dựng, vận hành và quản lý đường sắt trên cao không phải vấn đề mới mẻ. Các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… đã làm từ lâu. Nhưng đến bây giờ mà chúng ta vẫn để những dự án như thế này đội vốn, gây bất an và kém hiệu quả như thế thì chỉ trách cơ quan quản lý quá kém chứ chẳng đổ lỗi vào đâu hay cho ai được. Với trình độ như vậy mà tiếp tục một dự án khác với số vốn tăng hơn gấp đôi thì người dân có quyền nghi ngờ vào hiệu quả của nó. Nói rộng ra, ngay cả làm những con đường bộ tráng nhựa mà đến nay vẫn đầy điều tiếng, nói gì đến đường sắt mấy chục ngàn tỉ.

Câu chuyện ngụ ngôn của người xưa về anh nông dân tính toán chuyện nuôi gà, tiến đến bán gà nuôi heo, tuần tự bán heo nuôi trâu, rồi dùng trâu cày kiếm sống, vừa căn cơ vừa nhẹ lòng, hóa ra vẫn còn giá trị. Bạo tay vay tiền mua trâu, lỡ không cày được chả lẽ bán nhà trả nợ. Chi tiêu quá trớn, để nợ cho dân là mắc tội. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo