xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Linh hoạt nhưng đừng lạm dụng

PHẠM DƯƠNG

Sau thời gian nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống đợt dịch thứ 4, Nghị quyết 128 của Chính phủ được xem như sự cởi nút thắt để khôi phục các hoạt động lưu thông, sản xuất - kinh doanh bình thường.

Một trong những điểm quan trọng nhất của Nghị quyết 128 là sự thay đổi tư duy, nguyên tắc chỉ đạo, điều hành chống dịch là chuyển từ "zero Covid" (không Covid) sang "sống chung với dịch"; từ chống dịch là ưu tiên cao nhất sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Cụ thể hóa nghị quyết thay thế cho các Chỉ thị 15, 16 và 19 về phòng chống dịch này, Bộ Y tế đã có hướng dẫn, quy định về 4 cấp độ dịch (1, 2, 3, 4 tương ứng với các màu xanh, vàng, cam, đỏ). Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở đó, hướng dẫn về việc lưu thông, vận tải.

Có thể nói những hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, giao thông vận tải là khá chi tiết, rõ ràng, thuận tiện cho việc triển khai thực hiện. Thế nhưng, cũng theo Nghị quyết 128, thẩm quyền quyết định cấp độ dịch được giao cho UBND các tỉnh, thành phố quyết định căn cứ trên hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hình dịch trên địa bàn. Và vướng mắc, ách tắc... những ngày qua cũng nảy sinh từ đây.

Cách đánh giá các cấp độ dịch cũng khác nhau, thậm chí khác nhau ngay giữa các cơ quan chuyên môn của một địa phương. Như trường hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội trong thông tin đưa ra ngày 15-10 vừa qua đánh giá, tính trên cả 3 cấp (xã, phường; quận, huyện và cấp thành phố), Hà Nội đều ở cấp độ 1, được coi là "vùng xanh, bình thường mới". Thế nhưng, theo phân vùng nguy cơ dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố do Sở Y tế TP Hà Nội công bố ngày 19-10 thì hầu hết các phường thuộc các quận nội thành lại là vùng vàng (cấp độ 2).

Điểm quan trọng nhất của Nghị quyết 128 là thay đổi tư duy trong phòng chống dịch và khôi phục lưu thông, sản xuất - kinh doanh. Thế nhưng, một trong những cái khó nhất lại chính là thay đổi tư duy, nếp nghĩ đã hằn sâu.

Sau gần 2 năm đại dịch Covid-19 xuất hiện tại nước ta, đặc biệt là diễn biến rất phức tạp của đợt dịch thứ 4 với số ca nhiễm và tử vong tăng cao, nhiều địa phương đã đặt chống dịch lên là ưu tiên cấp bách hàng đầu. Nay khi đợt dịch thứ 4 dù đã cơ bản được kiểm soát, đẩy lùi dần thì cần phải ưu tiên thích hợp cho việc khôi phục đi lại, sản xuất - kinh doanh để trở lại trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, vẫn còn những nơi e dè, thậm chí lo về nguy cơ dịch bệnh nên áp dụng các biện pháp kiểm soát, chống dịch quá mức cần thiết, gây cản trở, khó khăn cho lưu thông hàng hóa và con người.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau khi có Nghị quyết 128 đã nhiều lần nhấn mạnh địa phương vận dụng linh hoạt nhưng không trái định hướng của trung ương, song xem ra có những nơi vẫn chưa hoàn toàn chuyển đổi tư duy từ "zero Covid" sang "sống chung với dịch". Vì thế, rất cần lãnh đạo địa phương có "tâm và tầm" để không lạm dụng "thích ứng an toàn, linh hoạt" mà đưa ra những quy định trái định hướng chung, gây cản trở lưu thông, ách tắc chuỗi cung ứng sản xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo