xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lòng hồ Pró loang lổ hầm hố: Không xác định được nguyên nhân?

Trường Nguyên

(NLĐO) - Nước hồ Pró (còn gọi là P’róh) chuyển màu đục ngầu một phần do nạo vét thu hồi cát, còn lòng hồ xuất hiện tình trạng hầm hố loang lổ lại không xác định được nguyên nhân.

Hồ P'róh cạn trơ đáy, lộ ra nhiều hầm hố, nghi do khai thác cát

Trả lời Báo Người Lao Động về thông tin hồ Pró (xã Pró, huyện Đơn Dương) cạn trơ đáy xuất hiện hầm hố loang lổ khắp nơi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng cho biết vấn đề này không thể xác định được nguyên nhân có phải do nạo vét, thu hồi cát do Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi (phường 8, TP Đà Lạt) thực hiện hay không.

Lòng hồ Pró loang lổ hầm hố: Không xác định được nguyên nhân? - Ảnh 2.

Lòng hồ Pró loang lổ hầm hố, được lộ ra sau khi rút cạn nước để sửa chữa hồ.

Sở NN-PTNT lý giải: "Trước đây lòng hồ ngập nước, sau khi tháo cạn hồ thì phát hiện địa hình không đồng đều chỗ thấp chỗ cao, các hố này có từ trước hay sau khi triển khai thực hiện (nạo vét, tận thu cát - PV) theo giấy phép là không thể xác định được".

Diện tích mà Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi được cấp phép thực hiện dự án là 5,44 ha, giới hạn bởi các điểm mốc từ N1 đến N105. Sở cho biết trong quá trình nạo vét và tận thu cát, Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi đã định vị bằng phao nổi giới hạn khu vực nạo vét theo tọa độ quy định trong giấy phép. Tuy nhiên, khi hồ xả cạn nước để sửa chữa thì doanh nghiệp đã thu hồi về. Khi hồ tích nước trở lại, công ty sẽ khôi phục phao nổi định vị và thực hiện đúng theo giấy phép được cấp.

Thế nhưng, trong nhiều thời điểm phóng viên có mặt tại hồ Pró khi hồ còn ngập nước lẫn tư liệu hình ảnh của người dân cung cấp thời điểm hồ chưa xả nước để sửa chữa đều không thấy những mốc (phao nổi định vị) này.

Lòng hồ Pró loang lổ hầm hố: Không xác định được nguyên nhân? - Ảnh 4.

Hồ Pró trước khi rút cạn nước để sửa chữa, không thể tìm thấy phao nổi định vị khu vực nạo vét thu hồi cát. Tàu của Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi hút cát từ hồ lên, lấy cát rồi sau đó xả thẳng nước xuống lại lòng hồ.

Hai vấn đề khác phóng viên đặt ra, Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi hút cát và bùn từ lòng hồ lên bãi chứa để rửa cát, trong bãi chứa có một đường cống xả nước đã rửa cát trở lại lòng hồ; trong lúc hồ cạn nước, máy móc của Công ty múc cát ngay bên cạnh đường dân sinh chứ không phải thực hiện ở lòng hồ. Cả hai việc này có đúng theo giấy phép được cấp hay không?

Sở NN-PTNT khẳng định doanh nghiệp thực hiện đúng với quy trình trong kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt và phạm vi nạo vét, tận thu cát đúng giấy phép được cấp. Tính đến tháng 7-2023, Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi đã thu hồi được 11.170 m3 cát từ lòng hồ Pró và bán trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Sở cũng thừa nhận việc nạo vét, tận thu cát tại hồ thủy lợi Pró là một trong những nguyên nhân khiến nước hồ chuyển màu đục ngầu như phản ánh. Thế nhưng, Sở cho biết căn cứ báo cáo của chính quyền địa phương, từ năm 2021 khi triển khai nạo vét tận thu cát thì không nhận được kiến nghị, phản ánh của người dân về việc nước hồ đục ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thiệt hại cây trồng.

Lòng hồ Pró loang lổ hầm hố: Không xác định được nguyên nhân? - Ảnh 5.

Những hầm hố dưới lòng hồ Pró tiến sát khu vực đất sản xuất nông nghiệp của người dân cạnh hồ.

Thế nhưng, một nội dung phóng viên Báo Người Lao Động đặt ra, theo biên bản làm việc của Sở NN-PTNT với các đơn vị của huyện Đơn Dương về phản ánh của doanh nghiệp liên quan đến nước hồ Pró đục ngầu, trong biên bản chỉ ghi nhận ý kiến của cơ quan chức năng chứ không ghi nhận ý kiến của người dân xung quanh và doanh nghiệp phản ánh đến lãnh đạo tỉnh.

Việc ghi nhận như vậy có đầy đủ và chính xác để khẳng định nước hồ Pró đục ngầu không ảnh hưởng đến nông dân và doanh nghiệp phản ánh hay không thì chưa được Sở NN-PTNT có câu trả lời cụ thể.

Hoạt động nạo vét, tận thu cát lòng hồ thủy lợi Pró của Công ty TNHH Đắc Thắng Lợi được cấp giấy phép số 02/GP-UBND ngày 13-1-2021. Thế nhưng đến tháng 11-2021, UBND huyện Đơn Dương phải ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp này phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản (cát) ra khỏi nơi khai thác và phương tiện phải chở đúng trọng tải quy định.

Điều này chứng tỏ trong gần 10 tháng hoạt động theo giấy phép, doanh nghiệp này không lắp đặt trạm cân để kiểm soát số lượng cát đã khai thác và thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo