xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Minh bạch thì giá nào cũng được!

GS-TS Đinh Trọng Thịnh

Qua thời gian thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh, bước đầu đã hình thành được cơ chế tương đối cạnh tranh khi hợp đồng mua bán dựa trên cơ sở chào giá từ thấp đến cao.

Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để vận hành được thị trường bán buôn điện cạnh tranh - một giai đoạn mới không dễ thành công. Trước mắt, cần tiếp tục đánh giá, tổng kết để xây dựng chính sách làm sao tận dụng hết khả năng của nhà cung cấp điện, bảo đảm thu hồi được vốn đầu tư, có lợi nhuận hợp lý, đồng thời cũng bảo đảm giá điện không mang tính chèn ép.

Thực tế, trong quá trình thực hiện cấp độ phát điện cạnh tranh, do chỉ có một bên mua trong khi có nhiều bên bán nên đã từng xảy ra việc ép giá, độc quyền... Giải quyết việc này, không có cách nào khác là phải áp dụng công nghệ nhằm tăng cường đến mức cao nhất tính minh bạch. Trong điều kiện thị trường và điều kiện công nghệ phát triển như hiện nay, hoàn toàn có thể nghiên cứu áp dụng hình thức "blockchain" trong hoạt động của người cung cấp và người mua điện để mọi hợp đồng phải được chấp thuận một cách công khai, tự nguyện. Nếu cạnh tranh rõ ràng, minh bạch thì công ty phát điện dù có phải bán lỗ cũng vẫn hài lòng!

Tương tự, về phía người tiêu dùng, nếu họ nắm được "nhà đèn" sản xuất điện với giá bao nhiêu, mua điện bên ngoài như thế nào... thì họ hoàn toàn thỏa mãn trước các quyết định điều hành giá từ phía nhà nước. Hiện nay, vì sao người dân thường phản ứng mạnh mỗi khi tăng giá điện? Là vì họ không được tiếp cận thông tin, số liệu một cách công khai, không hiểu ngành điện hạch toán chi phí ra sao, có tính đến các yếu tố thủy văn khiến giá mua điện giảm để trừ đi phần giá thành chung hay không...? Bản chất của người tiêu dùng là muốn được hưởng giá hợp lý, cạnh tranh chứ không đơn giản là giá cao hay thấp, tăng hay giảm. Vậy thì chính cần sự minh bạch của ngành điện từ khâu phát, bán buôn đến bán lẻ sẽ giải tỏa được nhu cầu đó của người tiêu dùng. Nếu vẫn quy định giá mang tính hành chính, là tính toán của riêng ngành điện với sự phê duyệt của bộ, ngành chủ quản hoặc Chính phủ thì người dân vẫn tiếp tục bức xúc.

Ngành điện đang trong quá trình hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, chưa rõ cơ chế vận hành sẽ ra sao, có thực sự hiệu quả? Muốn làm gì cũng phải lưu ý rằng thị trường cần được vận hành theo hướng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Nếu khâu phát điện, mua bán chỉ là cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh điện với nhau mà không tác động đến giá bán lẻ thì tức là thị trường vận hành thất bại. Để chuyển đổi thành công giữa các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, cũng phải dần tính đến giảm bớt độc quyền của EVN thông qua tái cơ cấu. Tất nhiên, ngành điện sẽ khó có cơ hội mở cửa như ngành viễn thông, bởi lợi thế độc quyền tự nhiên và cũng là độc quyền mang tính chất lịch sử khi ngành điện bắt buộc phải nắm giữ các khâu trọng yếu mà tư nhân không được phép tham gia. Song, không phải mọi khâu đều cần bàn tay nhà nước. "Thả" bớt ra không chỉ khiến bộ máy ngành điện nhẹ nhàng hơn, trách nhiệm bớt nặng nề mà còn giúp hiệu quả quản trị chung tốt hơn, tăng tính cạnh tranh.

Tôi nhấn mạnh lại, thị trường cạnh tranh không hẳn là thị trường có giá rẻ hay có nhiều điều kiện giảm giá. Giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong từng thời điểm. Song, bảo đảm được cạnh tranh đúng nghĩa, giảm được độc quyền thì giá nào cũng sẽ được thị trường và người tiêu dùng ủng hộ. Đó là ý nghĩa mà thị trường điện cạnh tranh hướng tới. Còn nếu chỉ cách mua bán đơn thuần trong nội bộ các đơn vị kinh doanh điện với nhau, người tiêu dùng đứng ngoài thì đề án xây dựng thị trường điện là vô nghĩa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo