xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mở rộng đối tượng xét danh hiệu NSƯT, NSND

VĂN DUẨN - MINH CHIẾN

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc mở rộng đối tượng được xét danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học... nhằm ghi nhận đóng góp của họ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ngày 27-5, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 3 Quốc hội (QH) khóa XV, QH thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Trân trọng đóng góp của văn nghệ sĩ

Một trong những nội dung mới trong dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) được các đại biểu (ĐB) QH quan tâm, dành thời gian thảo luận là bổ sung đối tượng được xét danh hiệu "nghệ sĩ ưu tú" (NSƯT), "nghệ sĩ nhân dân" (NSND) trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học và soạn giả trong lĩnh vực sân khấu. Theo quy định hiện hành, chỉ những người tham gia hoạt động biểu diễn mới được xét tặng các danh hiệu trên.

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐB đồng tình với việc mở rộng đối tượng xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND. ĐB Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp) cho rằng quy định này thể hiện sự quan tâm, trân trọng và nhìn nhận đầy đủ những nỗ lực cống hiến, đóng góp và vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, kể cả nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo ĐB Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu), lao động của kiến trúc sư là lao động sáng tạo, mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm lao động nghệ thuật, nhất là công trình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi tác phẩm có thể góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước theo hướng văn minh, hiện đại và giàu bản sắc văn hóa hơn. Việc xét tặng các danh hiệu cao quý trên là một sự công nhận đóng góp của họ. Ngoài ra, trong lĩnh vực văn học, có những tác phẩm đoạt giải thưởng cao, đóng vai trò quan trọng vào việc giáo dục nhân cách, lòng yêu nước, giáo dục chân - thiện - mỹ cho nhân dân. Do đó, nhà văn cũng là nghệ sĩ, chiến sĩ trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nên là đối tượng cần được xét tặng các danh hiệu trên.

Nhiều ĐB đồng tình cho rằng việc bổ sung đối tượng xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND sẽ tạo thêm động lực cho các nghệ sĩ hoạt động và cống hiến hơn nữa.

Mở rộng đối tượng xét danh hiệu NSƯT, NSND - Ảnh 1.

Đại biểu Trần Thị Thu Đông (Bạc Liêu) đồng tình bổ sung đối tượng được xét danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân trong dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) Ảnh: NGUYỄN NAM

Cũng tại phiên thảo luận này, ĐBQH dành thời gian cho ý kiến về việc bổ sung hình thức khen thưởng "Huy chương Thanh niên xung phong (TNXP) vẻ vang" trong dự thảo luật. Bày tỏ quan điểm đồng tình, ĐB Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) cho rằng đó là sự ghi nhận, trân trọng công lao của Đảng, nhà nước, của dân tộc ta đối với lực lượng TNXP đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Tuy nhiên, theo ĐB Mạnh, dự thảo luật quy định tiêu chuẩn khen thưởng "TNXP vẻ vang" với người có thời gian tại ngũ 2 năm trở lên. Do thời gian đã lâu, việc xác minh hồ sơ gốc gặp nhiều khó khăn nên ĐB Mạnh đề nghị Chính phủ quy định hồ sơ, thủ tục phù hợp, tạo điều kiện cho TNXP được nhận danh hiệu cao quý này.

Phát biểu tiếp thu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tổng hợp kỹ lưỡng, nghiên cứu thấu đáo để chỉnh lý dự thảo luật, trình QH thông qua.

Cấm đe dọa, ép mua bảo hiểm

Cùng ngày, QH cũng đã thảo luận về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Đại diện cơ quan thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, trình bày một số nội dung đáng chú ý trong dự thảo luật, trong đó có quy định về đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Theo cơ quan thẩm tra, có ý kiến đề nghị xem xét, thắt chặt việc cấp phép hoạt động cho các tư vấn viên bảo hiểm của các công ty bảo hiểm; quy định chặt chẽ hơn đối với đại lý bảo hiểm là tổ chức tín dụng, tránh tình trạng ép khách hàng mua bảo hiểm kết hợp với giải ngân vốn vay hay đánh tráo khái niệm "gửi tiết kiệm" và "tham gia bảo hiểm". Tiếp thu ý kiến ĐB, để hạn chế tình trạng này, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, dự thảo luật đã có quy định cấm hành vi "đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm", quy định về những hành vi đại lý bảo hiểm không được làm.

Tham gia thảo luận về quy định bảo hiểm bắt buộc trong dự thảo luật, ĐB Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) nêu tại điều 8 của dự thảo luật quy định: Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Trên cơ sở đó, quy định 3 loại hình bảo hiểm bắt buộc gồm: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Xuất phát từ thực tiễn, ĐB Nga đề nghị dự thảo luật bổ sung thêm quy định bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường. Đây đang là vấn đề cấp thiết, liên quan trực tiếp tới lợi ích công cộng, môi trường, an toàn xã hội.

Quan tâm đến quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, ĐB Vũ Thị Liên Hương (Quảng Ngãi) cho hay hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng mẫu do bên bán bảo hiểm chủ động đưa ra nên các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc các thỏa thuận đưa ra thường theo hướng có lợi cho mình. Do vậy, cần điều chỉnh quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm để các bên thỏa thuận phù hợp với từng đối tượng bảo hiểm, bảo đảm nguyên tắc minh bạch, thiện chí, tự nguyện, bình đẳng giữa các bên.

Theo chương trình làm việc, ngày 30-5, QH tiếp tục làm việc, thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch năm 2017 có hiệu lực thi hành. 

Đề xuất bổ sung "thư khen" vào các hình thức khen thưởng

Từ thực tế thời gian qua, lãnh đạo Đảng, nhà nước đã kịp thời có thư khen đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) đề nghị bổ sung "thư khen" vào các hình thức khen thưởng trong dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Theo ông, nếu các cháu học sinh nhận được thư khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ thì rất tuyệt vời, bởi các cháu sẽ phấn đấu tốt hơn nữa. Đồng thời, việc khen thưởng này không cần phải làm hồ sơ thi đua khen thưởng. ĐB Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) đồng tình kiến nghị này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo