Cụ thể: 6.500 tấn gạo, 5,5 tấn lương khô, 20.000 thùng mì tôm, 300 cơ số thuốc, 3 tấn hóa chất PAC, 119 xuồng các loại, 81 máy phát điện, 257 nhà bạt, 17.420 phao, 3 xe lội nước GAZ.
Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) suy yếu từ bão số 7 kết hợp với không khí lạnh, từ nay đến ngày 16-10 ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 150-250 mm, có nơi trên 300 mm; Hà Tĩnh và các nơi khác ở Bắc Bộ phổ biến khoảng 50-100 mm. Sau khi bão số 7 vừa tan, ở khu vực miền Trung Philippines đang xuất hiện một ATNĐ.
Dự báo đến 13 giờ ngày 15-10, vị trí trung tâm ATNĐ ở khoảng 13,3 độ vĩ Bắc; 119,0 độ kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 550 km về phía Đông Đông Bắc. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13 giờ ngày 16-10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330 km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Lực lượng công an đưa một thi thể từ Rào Trăng 4 ra Ảnh: QUANG NHẬT
Chiều cùng ngày, Viện Vật lý Địa cầu tiếp tục phát đi 2 thông báo về 2 trận động đất ở khu vực huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo đó, lúc 13 giờ ngày 14-10, một trận động đất có độ lớn 2,8 độ Richter tại khu vực huyện Trà Bồng, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km và lúc 14 giờ cùng ngày, tiếp tục xảy ra 1 trận động đất có độ lớn 3,4 độ Richter.
Trước đó, lúc 8 giờ 56 phút ngày 14-10, cũng tại vị trí trên, liên tiếp xảy ra 2 trận động đất 3,3 độ Richter và 3,2 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Ông Hồ Văn Minh, một người dân ở huyện Trà Bồng, cho biết khu vực này thỉnh thoảng có xảy ra động đất nhưng ít khi xảy ra liên tiếp. Huyện này nằm giáp ranh huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) - nơi có thủy điện Sông Tranh 2. Khu vực huyện Trà Bồng hiện nay có một số thủy điện lớn như Đăkđrinh, hồ chứa nước Nước Trong… Do mưa lớn kéo dài liên tiếp mấy ngày qua, nhiều hồ chứa thủy điện đã tích đủ mực nước dâng tối đa.
Chiều 14-10, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Sông Chu - đơn vị quản lý hồ thủy lợi Sông Mực (đóng trên địa bàn huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) - cho biết hiện đơn vị đã bước đầu khắc phục sự cố nứt thân đập hồ thủy lợi Sông Mực, đánh dấu mốc theo dõi, dùng bạt che toàn bộ thân đập để chống thấm nước mưa tràn vào sâu lòng thân đập… nhằm bảo đảm an toàn trong tiết trời mưa bão phức tạp hiện nay. Đồng thời, đã lập chốt khống chế tải trọng, cấm ôtô, xe tải lưu thông qua thân đập.
Trước đó, ngày 9-9, nhân viên công ty này đã phát hiện một vết nứt chạy dài khoảng 173 m ngay giữa con đập có chiều dài 470 m, vết nứt rộng từ 3-5 cm, sâu khoảng 1 m.
Bình luận (0)