xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngăn chặn mượn danh "quốc bảo" trục lợi

Hoàng Thanh

(NLĐO) - Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp mượn danh "quốc bảo" sâm Ngọc Linh để trục lợi, UBND tỉnh Kon Tum đã ra văn bản chỉ đạo ngăn chặn.

Ngày 20-2, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã ban hành văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh.

Động thái này của UBND tỉnh Kon Tum được thực hiện sau khi Báo Người Lao Động có nhiều bài viết thông tin trong ngày khai trương, trước sự chứng kiến của nhiều lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành và khách mời đại diện Công ty CP Đầu tư Sâm Việt Nam đã công bố đang sở hữu 10 ha sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei (tỉnh Kon Tum). Sau khi kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum xác định thông tin trên không đúng sự thật.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang vô tư mượn hình ảnh giới thiệu, chào bán sản phẩm được chế biến từ "quốc bảo" sâm Ngọc Linh.

Ngăn chặn mượn danh quốc bảo trục lợi - Ảnh 1.

Công ty CP Đầu tư Sâm Việt Nam đã công bố đang sở hữu 10 ha sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei không đúng sự thật

Đơn cử Công ty CP Tập đoàn Mỹ Hạnh (Công ty MHG, trụ sở Hà Nội) giới thiệu phát triển vùng trồng sâm tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu. Sản xuất và phân phối sản phẩm sâm Ngọc Linh. Công ty này cũng đang sở hữu Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông (HTX Tuyết Sơn Kon Plông) tại xã Măng Cành huyện Kon Plông.

Trong khi đó, tại tỉnh Kon Tum, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học công nghệ) chỉ cấp chỉ dẫn địa lý cho sâm Ngọc Linh tại 9 xã của 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. UBND tỉnh Kon Tum cũng mới chỉ cấp phép cho 5 công ty trồng sâm Ngọc Linh. Trong số này không có Công ty MHG hay HTX Tuyết Sơn Kon Plông.

Ông Trần Út, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, cũng cho biết địa bàn tỉnh Quảng Nam không có công ty nào tên MHG tham gia trồng sâm Ngọc Linh.

Tuy vậy, tại trang chủ samngoclinhmhg.com, Công ty MHG đã giới thiệu, quảng bá rất nhiều sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh như: sâm lát ngâm mật ong, dầu gió sâm Ngọc Linh, rượu sâm Ngọc Linh, nước uống bổ dưỡng, nước yến, sữa bột, viên ngậm, viên sủi…

Ngăn chặn mượn danh quốc bảo trục lợi - Ảnh 2.

Tỉnh Kon Tum và Quảng Nam khẳng định không có Công ty MHG tham gia trồng sâm Ngọc Linh, nhưng trên website giới thiệu trồng sâm Ngọc Linh ở những địa phương này và chào bán nhiều sản phẩm từ sâm Ngọc Linh

Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp mượn danh "quốc bảo" sâm Ngọc Linh trục lợi, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở ngành, địa phương, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trưởng tỉnh Kon Tum… phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm xử lý kịp thời các hành vi vận chuyển kinh doanh, mua bán, tàng trữ các loại dược liệu quý hiếm, các sản phẩm, hàng hóa không có xuất xứ, nguồn gốc hợp pháp trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ... theo Kế hoạch Bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum.

Bên cạnh đó, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh hạt, cây giống, củ và các sản phẩm được chiết xuất từ sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc xuất xứ, trái pháp luật trên địa bàn.

Riêng UBND huyện Tu Mơ Rông, huyện Đắk Glei phải chỉ đạo lực lượng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân gây trồng, sản xuất, mua bán hạt giống, củ và sản phẩm từ sâm Ngọc Linh phải đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ theo chỉ dẫn địa lý và theo đúng quy định của pháp luật.

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức ký cam kết với các tổ chức, cá nhân không tham gia hoạt động mua, bán, sản xuất, kinh doanh, quảng bá, quảng cáo các loại hạt giống sâm, củ sâm, lá sâm và các thành phần sản phẩm khác được chiết xuất từ Sâm Ngọc Linh mà không chứng minh được hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ.

Gỗ bị tàn sát tại nơi trồng dược liệu ?

Đáng chú ý, tại Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông có nhiều cây cây gỗ rừng tự nhiên lớn đang bị đổ nghiêng ngả, diện tích trồng cà phê có nhiều cây gỗ đã bị cưa hạ lâu ngày, một số cây đang được xẻ để lấy gỗ. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đang được máy móc cơ giới múc các hồ nước…

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 28-4-2017, tỉnh Kon Tum có quyết định (QĐ) 356/QĐ-UBND cho HTX Nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông đất để thực hiện dự án Nông trại hữu cơ Tuyết Sơn Kon Plông. Theo QĐ này, tỉnh Kon Tum cho HTX Tuyết Sơn Kon Plông thuê gần 37ha đất. Trong đó, hơn 30ha là đất rừng tự nhiên sản xuất và hơn 6,6ha đất trống, sông suối, đất đường giao thông.

Dưới đây là một số hình ảnh cây rừng được cưa hạ, xẻ gỗ tại HTX Tuyết Sơn Kon Plông

z3197109629592_2e6d66bf91b6e3ffdc148d54459c3044

z3197110086138_d003b3eca60b6a90153189afa0083018

z3197110169695_ff08afa180a8a0fe2476486d3b2a43e7

z3197110342551_9faac91812434c219d2497c4edf14642

z3197119089737_641f44b7722236de9ecd5b86e5361e74

z3197119114316_554d08713f2267ee553cfe90ad5e3bc5


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo