Nhiều người thích thú khi ghé vào Bảo tàng Đồng Nai, thấy một "cánh rừng" với rất nhiều loài vật. Trong một gian sảnh khá rộng mô phỏng cánh rừng với những cây gỗ lớn, bất chợt người ta gặp một loài rắn, chim, gấu, hoặc chúa sơn lâm… Đó đây cảnh một con hổ giữa bóng cả cây già, một con nai ngơ ngác đạp lá vàng khô hay một cánh chim bay vút giữa cánh rừng ngập mặn. Hầu hết, các loài muông thú đều ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Mô phỏng chú gấu trong cánh rừng
Các cán bộ tại khu bảo tàng cho biết, khu rừng được tạo dựng trong một quá trình dài lâu, từ những bộ da, xương thú rừng thật hoặc có thể là đổ giả để mô phỏng, do các thợ thuộc da, các nghệ nhân tạo nên. Trong "rừng", cũng có những loài cây, con được đưa về đây trong thời kỳ xây dựng đập, hồ Trị An…
Ông Lưu Văn Du, Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai, cho biết mục đích của việc tạo nên "khu rừng" là nhằm mang tính giáo dục lớp trẻ về lòng yêu thiên nhiên, yêu động vật, bảo vệ môi trường. "Muông thú từng rất nhiều trong những cánh rừng nguyên sinh kỳ vĩ của Đồng Nai, nhưng hiện nay việc bảo vệ các loài muôn thú là hết sức cấp bách, mục đích của việc tạo dựng mô hình cánh rừng là muốn nhắc nhở điều đó", ông Du nói.
Một số hình ảnh phóng viên ghi lại:
Con nai vàng ngơ ngác
Vượn leo trèo
Một con báo
Chú gấu
Chúa sơn lâm
Tê tê
Trong "rừng" còn có nhiều cây gỗ lớn
Ở mảng rừng ngập mặn, chim chóc bay lượn
Những con sáo đen
Nhiều loài quý hiếm nhưng cũng có những loài còn thông dụng
Chúng "sống" trong một quần thể đa dạng
Một chú sóc
Ông Lưu Văn Du, Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai nói rằng việc tạo dựng "cánh rừng" mang nhiều ý nghĩa
Bình luận (0)