xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngôi làng nói giọng Quảng ở Huế

QUANG NHẬT

(NLĐO)-Làng xếp vào loại "khách hộ", tổ tiên có công phò chúa Nguyễn Hoàng vào xứ Thuận Hóa nên vào thời Nguyễn chỉ làm nhiệm vụ với phủ chúa.

Làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế nằm chếch về phía nam, tách hẳn đất liền từ cửa Thuận An về đến cửa Tư Hiền từ xưa đã nổi tiếng với cái tên "làng nói giọng Quảng ở xứ Huế".

Sáng sớm, những tia nắng từ biển Đông rọi thẳng vào làng xua tan mưa lạnh bao trùm gần cả tháng qua. Tết về, trên khắp nẻo đường Mỹ Lợi rợp cờ hoa. Năm nay con em của làng làm ăn, sinh sống khắp nơi trở về đông hơn sau những năm bị ảnh hưởng của dịch COVID- 19.

Chuyện người trong cuộc

Anh Lại Công Cường, một người hành nghề đánh xe trâu chở cát ở làng Mỹ Lợi, giọng Quảng lơ lớ nhưng từ ngữ lại là đậm chất xứ Huế: "Tết ở làng năm nay đông vui lắm. Con em khắp mọi miền Tổ quốc về quê đón Tết". Hỏi chuyện vì sao giọng nói của người dân ở làng lại mang âm sắc xứ Quảng Nam, anh Cường tỏ vẻ quá quen mà nói rằng: "Không phải mô. Dân làng của tui (tôi) có nguồn gốc ở Thanh Hóa, không dính dáng chi đến người ở Quảng Nam hết".

Ngôi làng nói giọng Quảng ở Huế  - Ảnh 1.

Một góc làng Mỹ Lợi

Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu đã tốn khá nhiều thời gian để tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của các làng nghề cổ truyền xứ Huế, trong đó có làng Mỹ Lợi với nghề làm vườn và dệt tơ tằm. Ông đã tiếp cận với hương phả và gia phả các dòng để cho thấy tất cả nhất trí về nguyên gốc của mình, đó là từ xã Lương Niệm, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, xứ Thanh Hóa (nay thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Trong hương phả đã ghi rõ về tám ngài tổ khai canh làng, được sắc phong Dực bảo trung hưng linh phò, tặng thêm Đoan Túc tôn thần. Các ngài vốn trong đoàn quân sĩ năm Chính Trị triều Lê theo phò chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) vào trấn xứ Thuận Hóa (nay Thừa Thiên). Sau khi yên việc, các ngài bèn cùng đứng đơn kê khai xin trưng phần đất ấp này, đặt tên là phường Mỹ Tuyền (sau đổi ấp Mỹ Lợi).

Ngôi làng nói giọng Quảng ở Huế  - Ảnh 2.

Người dân rộn ràng với không khí tết Quý Mão

Dẫn Đại Nam thực lục, nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu, cho biết mùa đông năm Canh Thân (1560), vì quân Mạc thường theo đường biển vào đánh phá miền Thanh - Nghệ, Nguyễn Hoàng cũng phải lo đề phòng vùng đất đai mình quản lí, sai phái binh lính đi đóng đồn ven duyên hải và cửa biển. Có thể một đồn như thế được lập ra trên dải cát cao phía đông bắc gần cửa Tư Dung (nay Tư Hiền) và tám người trong số đó đã khai phá lùm bụi trồng cây lương thực, mãn hạn ở lại xin lập thành phường Mỹ Tuyền.

Vì vậy, theo các bô lão ở Mỹ Lợi thì giọng nói của người dân trong làng không liên quan đến gốc gác ở Quảng Nam. Họ nhận định rằng có thể lúc trước một vùng ở Thanh Hóa nói giọng Quảng như Mỹ Lợi rồi di dân vào Nam theo chúa Nguyễn Hoàng. Một số vùng ở miền Trung giọng nói cũng na ná nhau chứ không phải xuất phát từ Quảng Nam ra.

Chỉ thực hiện một nhiệm vụ nhà chúa

Vì tổ tiên thuộc lớp Trung Nghĩa quân của Nguyễn Hoàng nên dân làng luôn được sự ưu ái của các chúa Nguyễn. Hàng năm, dân làng chỉ thực hiện một nhiệm vụ nhà chúa là cống nạp khoai mài (hoài sơn hay thự du) để làm lễ phẩm cúng giỗ tại các từ đường. Và họ chỉ nạp sưu dịch, thuế khóa thẳng với phủ chính, không qua phủ huyện và thường được miễn giảm.

Ngôi làng nói giọng Quảng ở Huế  - Ảnh 3.

Không khí tết ở Mỹ Lợi

"Nhưng thỉnh thoảng, huyện Phú Vang quên mất lệ ấy, yêu sách dân Mĩ Toàn đi phu dịch hay nộp sai dư. Thế là họ đâm đơn lên phủ kêu nài, phủ phải cấp "bằng chứng nhận" gọi là tờ thị để họ trình lại huyện. Hòm bộ làng còn lưu giữ năm tờ thị ở năm giai đoạn khác nhau chứng minh chuyện này" – ông Lê Nguyễn Lưu, cho biết.

Nội dung tờ thị thứ nhất đề ngày 27 tháng Ba năm Bảo Thái thứ 9 (5-5-1728) của Thái phó Tộ quốc công, được dịch như sau: Bảo cho biết: Các quan viên hương chức ở phường khách hộ Mĩ Toàn huyện Phú Vang là Hoàng Văn Thảo, Đoàn Văn Bằng, Nguyễn Văn Đàn, Đoàn Văn Điều, Trương Văn Bì, Lại Văn Trạo, Cao Văn Nhiễm, Nguyễn Văn Chồn cùng toàn thể nhân dân trong phường đã làm đơn kêu rằng: do đời trước cha ông theo chúa Tiên ứng nghĩa có công, đã cấp bằng cho theo nội phủ làm các việc, hàng năm nộp củ mài dâng lên lễ tết, lễ vạn thọ và lễ kị các từ đường bên nội bên ngoại (của chúa), còn những thứ sưu dịch đều miễn hết. Đến nay, phường ấy có đơn kêu xin bằng mới. Vì thế giao cho bằng theo nội phủ nộp thụ dư cùng tiền sai dư, thóc và thập vật thuộc Hữu Biên, còn như các thứ sưu dịch thì viên chức huyện sở tại không được đòi hỏi để khỏi phải chịu gánh nặng.

Ngôi làng nói giọng Quảng ở Huế  - Ảnh 4.

Trung tâm làng Mỹ Lợi

Ở Mỹ Lợi giờ đây có rất nhiều gia đình sống từ nghề làm nông để nuôi con cái trưởng thành. Địa bạ kê khai ngày 13 tháng 10 năm Cảnh Trị thứ 7 (7-11-1669), Mỹ Lợi ruộng có 27 mẫu, 8 sào 8 tấc, 5 thước; đất 9 mẫu 5 sào 3 thước.

Ngôi làng nói giọng Quảng ở Huế  - Ảnh 5.

Nhiều gia đình ở Mỹ Lợi sinh sống bằng nghề làm vườn.

Mỹ Lợi có một dải bờ biển dài theo chiều dọc của làng, nên từ rất sớm, nghề đánh cá biển được người dân các vạn chài chọn làm kế sinh nhai. Dấu tích truyền thống nghề biển, bảo vệ chủ quyền, được thôn dân Mỹ Lợi tự hào hơn cả là việc lưu giữ được hai văn bản quý có bút phê của nhà vua liên quan đến Hải đội Hoàng Sa. Từ năm 1965 trở về sau, Mỹ Lợi có 500 ghe gọ và nhiều tàu trọng tải lớn đóng bằng gỗ, lắp động cơ diezel để khai thác hải sản xa bờ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo