xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngổn ngang BOT

Cát Tường

Kể từ 0 giờ ngày 1-1-2019, trạm BOT trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đã dừng thu phí do đáo hạn.

Cụ thể, quyền thu phí sử dụng đường bộ tuyến cao tốc dài 62 km này (giai đoạn 1) được Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng Cửu Long (Bộ Giao thông Vận tải - GTVT) bán cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Sản xuất Yên Khánh (nay là Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh), giá bán theo hợp đồng là 2.004 tỉ đồng, thời hạn 4 năm, từ 0 giờ ngày 1-1-2014 và kết thúc vào 0 giờ ngày 31-12-2018. Nay, Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh phải bàn giao lại cho nhà nước.

Hiện các phương tiện cơ giới vào tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương không đóng phí nữa nhưng các trạm BOT vẫn chưa được tháo dỡ và có người túc trực, theo giải thích của doanh nghiệp là để bảo vệ đường, điều tiết giao thông, ngăn chặn xe máy chạy vào...

Nhưng cánh tài xế thì lo ngại rằng việc ngưng thu phí chỉ là tạm thời. Động thái từ các bên liên quan cho thấy khả năng thu phí trở lại là khó tránh.

Họ lo cũng bởi cách đây không lâu từng có nơi phát văn bản đề nghị cho kéo dài thu phí tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương để hỗ trợ... đầu tư 2 dự án đường cao tốc khác là Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ (!). Trước đề nghị trái khoáy này, TP HCM đã lên tiếng kiến nghị các bộ, ngành hữu quan cần cân nhắc, nhất là khi cách đó khoảng 20 km đã có trạm BOT An Sương - An Lạc. Mà trạm này lại được cho phép kéo dài thu phí đến tận năm 2033!

Hiện trạng trạm BOT quá dày, sai cự ly cho phép theo quy định của Bộ GTVT; đặt "nhầm" chỗ, ví dụ làm tuyến tránh nhưng trạm đặt trên quốc lộ; kéo dài thời gian thu phí vì chưa đủ hoàn vốn... đã khá phổ biến. Nay cần phải cảnh giác với chiêu trò chủ đầu tư - doanh nghiệp thu phí xong, chỉ tạm ngưng rồi bày ra dự án nâng cấp, sửa chữa đoạn này tuyến kia để có cớ xin thu phí tiếp. Mà xin thì rất dễ được cho, rốt cuộc người dân và nhà xe lại trở thành "con bò sữa", bị vắt mãi.

Phí giao thông cao và phí chồng phí chất thêm gánh nặng cho nhà xe, gián tiếp làm tăng giá sản phẩm hàng hóa, khiến chi tiêu của người dân tăng. Dư luận không ai đồng tình với những khoản phí thiếu minh bạch, thiếu công bằng đó. Thế nên, quản lý nhà nước phải làm trọng tài để điều hòa lợi ích giữa nhà nước - doanh nghiệp - người dân; bất cứ sự thiên vị nào cũng làm méo mó chính sách.

Vào thời điểm dừng thu phí qua đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, giám đốc Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh chi nhánh Long An cùng một số thuộc cấp đã bị bắt để điều tra việc mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc này. Vậy là có thêm minh chứng để thấy BOT giao thông luôn ẩn chứa những vấn đề tiêu cực, đòi hỏi quản lý nhà nước phải chặt chẽ và công tâm.

Nhưng vẫn chưa thấy Bộ GTVT đưa ra những giải pháp khả thi cho dù BOT giao thông còn ngổn ngang bao chuyện, có trường hợp bế tắc kéo dài (như trạm Cai Lậy, Tiền Giang)!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo