xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều "ông chủ giấu mặt" có thể xây xong căn nhà cấp 4 không phép trong đêm!

Bài và ảnh: SỸ HƯNG - DI LÂM

(NLĐO) - Phó trưởng Ban pháp chế HĐND TP HCM nói rằng hiện nay các đối tượng xây dựng công trình không phép rất tinh vi, có thể trong 1 đêm xây xong căn nhà cấp 4.

Tại buổi làm việc giữa Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM với UBND quận Thủ Đức về tình hình thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quận vào chiều 5-3, ông Lưu Trọng Nghĩa, Phó phòng Quản lý đô thị, Đội trưởng Đội trật tự đô thị quận Thủ Đức, cho biết sau 7 tháng thực hiện Chỉ thị 23 của Thành ủy TP HCM về công tác quản lý trật tự xây dựng, số vụ vi phạm trên địa bàn được kéo giảm. Tuy nhiên, quá trình tổ chức Luật vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực xây dựng vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc.

Đơn cử như việc tiến hành xử phạt phải kiểm tra, xác minh thông tin của đối tượng vi phạm theo thứ tự ưu tiên như về tiền lương, thu nhập, tài khoản cá nhân, tài sản có số tiền tương đương với mức phạt. Ngoài ra, còn trường hợp người vi phạm cố tình cản trở lực lượng kiểm tra như không ra mặt hoặc khóa cửa nên không thể ban hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Về kinh phí tổ chức cưỡng chế, ông Nghĩa cho rằng đa phần công trình bị cưỡng chế chủ nhà đều vắng mặt nên không thu lại được số tiền theo quy định.

Nhiều ông chủ giấu mặt có thể xây xong căn nhà cấp 4 không phép trong đêm! - Ảnh 1.

Đại diện UBND quận Thủ Đức báo cáo về khó khăn trong việc phát hiện, xử lý các trường hợp xây nhà không phép

Đồng quan điểm, ông Lê Minh Đức, Phó trưởng ban pháp chế, HĐND TP HCM cho rằng vấn đề này đang đau đầu vì khi thực hiện cưỡng chế đều do kinh phí của nhà nước bỏ ra để làm. Sở Tư pháp từng hướng dẫn ra văn bản yêu cầu người vi phạm thực hiện về việc đóng kinh phí cưỡng chế nhưng giờ quận vẫn chưa làm được.

Theo ông Đức, hiện nay quận đang gặp khó khăn trong vấn đề xử phạt trật tự xây dựng. Đáng nói, người đứng ra tổ chức xây dựng hầu như không ra mặt mà thuê công nhân đến để xây dựng các công trình không phép. Khi lực lượng chức năng có mặt thì không thấy chủ công trình ra trình diện để lập biên bản và xử phạt theo quy định. Ông Đức nói rằng hiện nay các đối tượng xây dựng công trình không phép rất tinh vi, có thể trong 1 đêm xây xong căn nhà cấp 4. Ngoài ra, do lực lượng ở địa phương mỏng nên quá trình kiểm tra phát hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều ông chủ giấu mặt có thể xây xong căn nhà cấp 4 không phép trong đêm! - Ảnh 2.
Nhiều ông chủ giấu mặt có thể xây xong căn nhà cấp 4 không phép trong đêm! - Ảnh 3.

Huyện Bình Chánh tồn tại nhiều công trình xây dựng không phép

Cũng liên quan đến xây dựng không phép, ông Nguyễn Văn Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, phản ánh nhiều bất cập trong quá trình thi hành Luật Xử lý VPHC liên quan đến hành vi xây dựng trái phép. Cụ thể, Chính phủ quy định thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế. Nếu quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn nhiều hơn 15 ngày thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo thời hạn đó. Tại huyện Bình Chánh, cơ quan quản lý nhà nước lúng túng vì quy định trên không thể hiện rõ thời hạn thi hành là thời hạn cơ quan quản lý nhà nước phải tiến hành cưỡng chế hay là thời hạn cá nhân, tổ chức được tự nguyện thi hành quyết định cưỡng chế.

Tương tự, pháp luật hiện hành không đề cập đến thời hiệu và thời hạn thi hành đối với những quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Chưa kể, luật nêu rõ 10 biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý VPHC. Nhưng đến nay, ngoài biện pháp "buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng sai phép, không phép" thì việc cưỡng chế đối với những biện pháp khắc phục hậu quả khác rất gian nan do chưa có văn bản hướng dẫn. Ví dụ, cơ quan chức năng có thể tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên đất trồng lúa. Song, việc khôi phục nguyên trạng đất lúa dường như "ngoài tầm tay". Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh đề nghị cơ quan cấp trên nhanh chóng có giải pháp khắc phục những bất cập trên.

Từ năm 2013 đến cuối năm 2019, huyện Bình Chánh phát hiện hơn 33.400 vụ vi phạm. Qua đó, cơ quan quản lý ban hành hơn 31.700 quyết định xử phạt VPHC. Hiện địa phương còn gần 5.000 quyết định trong số đó chưa thi hành xong. Vi phạm tập trung trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường, thương mại.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo