xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhìn mà không thấy!

ĐĂNG KHOA

Câu chuyện học sinh bật khóc, nghẹn lời tại buổi tiếp xúc với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM khi nói về cô giáo "quyền lực" ở Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, suốt 4 tháng liền không nói một lời nào, thực sự gây sốc cho nhiều người khi tiếp nhận thông tin vụ việc.

Suốt 4 tháng liền, cô giáo dạy toán này lên lớp theo cách chẳng giống ai, chỉ viết bài lên bảng, không trò chuyện bằng lời với học trò, học sinh phải tự học, tự làm bài. Sự ức chế của học sinh chỉ được giải tỏa khi nói ra tại buổi gặp gỡ đó, các cơ quan hữu trách vào cuộc, cô giáo nhận lỗi. Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết sở dĩ sự việc xảy ra trong một thời gian dài nhưng do không ai lên tiếng nên ban giám hiệu không biết và xin nhận trách nhiệm vì đã để vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Tại TP HCM và Hà Nội cùng một số đô thị lớn khác, tình trạng chung cư, nhà cao tầng thiếu an toàn về PCCC không chỉ phải bằng con mắt của người có chuyên môn mới nhận ra, mà nhiều nơi nguy cơ hiển hiện trước bàn dân thiên hạ, như dây điện chằng chịt, cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu chung cư, đốt nhang đèn bừa bãi, lối thoát hiểm bị lấn chiếm…Nhưng đến khi xảy ra sự cố, thảm họa mới nghe cơ quan chức năng lên tiếng nhìn nhận thực trạng, cho biết có nghe, ghi nhận tình hình nhưng chưa khắc phục được hoặc đổ lỗi qua lại hoặc viện dẫn nhiều lý do khác để né tránh, giảm nhẹ trách nhiệm…

Không phải ngẫu nhiên mà người đời thường nói "nhìn" và "thấy" là hai khái niệm xa mà gần và đa nghĩa. Không chỉ mang ý nghĩa triết học sâu xa mà còn là vấn đề nhân sinh gần gũi. Có người nhìn và thấy. Có người nhìn mà không thấy. Không thấy cũng có thể là do không thấy và không muốn thấy, không thừa nhận có thấy hay không. Suốt 4 tháng liền cô giáo không nói với học sinh mà nhà trường không nghe, không thấy, không hay biết, chính là ở chỗ có nhìn mà không thấy vậy. Tương tự, các khu nhà cao tầng, các chung cư thiếu an toàn PCCC cũng đã được nhìn nhưng thấy ở mức độ nào là chuyện khác, tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người có trách nhiệm mà thôi.

Sẽ hết sức đáng lo khi người ta nhìn, thấy nhưng nhắm mắt làm ngơ hoặc tặc lưỡi cho qua. Bởi việc này khi xảy ra sự cố thì hậu quả rất lớn, trả giá rất đắt, chạy theo khắc phục hao tốn nhiều tiền của, công sức. Vì vậy, quản lý xã hội luôn đặt yêu cầu cao nhất với người thực thi công vụ nhằm để mọi việc thông suốt, hiệu quả cao và đem lại nhiều lợi ích nhất cho dân. Ngoài ý thức để làm tròn trách nhiệm của người thực thi công vụ, các quy định pháp luật đặt ra chặt chẽ để ràng buộc, xã hội cũng đề cao ý thức tự giác chấp hành các quy định, quy chuẩn của đời sống, của an toàn lao động, an toàn cộng đồng. Hãy mặc chiếc áo phao khi ngồi ghe thuyền chạy trên sông nước, thắt dây bảo hiểm khi trèo cao là việc nên tự giác thực hiện và bắt buộc tuân thủ. Khi cả một lớp học bị cô giáo đối xử bằng "im lặng" suốt thời gian dài thì phải xem xét và xử lý vụ việc thấu đáo, không nên làm ngơ hoặc thỏa hiệp. Có như vậy thì những nguy cơ, mầm mống gây tai họa sẽ được nhìn thấy và ngăn ngừa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo