xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những hạn chế của TP HCM trong đợt dịch Covid-19 thứ 4

Bài, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) - Cách ly tập trung tất cả F0 dẫn đến quả tải. Bên cạnh đó, hệ thống y tế và dự phòng chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến quá tải, tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh

Đó là nhận định của bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, tại hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19 của ngành Y tế TP HCM trong đợt dịch thứ 4 diễn ra chiều 30-10.

Những hạn chế của TP HCM trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã bộc lộ những điểm yếu của ngành y tế TP. Nguyên nhân khách quan là do đại dịch mới, chưa có tiền lệ, chưa từng xảy ra nên TP chưa có cách ứng xử kịp thời. Bên cạnh đó, dân số TP HCM đông, biến chủng lây nhanh trong thời gian ngắn.

Những hạn chế của TP HCM trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 - Ảnh 2.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 quận 11 thăm khám cho bệnh nhân nặng.

Nguyên nhân chủ quan là do chưa có dự báo đầy đủ và tổ chức diễn tập trước đó; hệ thống y tế cơ sở, y tế công cộng đều chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến quá tải và tăng nguy cơ tử vong. Hơn nữa, TP cũng chưa có chính sách thu hút hệ thống y tế tư nhân tham gia chống dịch. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch cũng còn manh mún, chưa khoa học, chưa đồng bộ.

Bác sĩ Châu cũng thẳng thắn nhìn nhận kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR và năng lực xét nghiệm của ngành y tế TP chưa tương xứng với tốc độ lây lan của biến chủng Delta.

"Có thời điểm TP lấy mẫu xét nghiệm PCR rất nhiều nhưng lại trả kết quả trễ dẫn tới xét nghiệm không còn ý nghĩa, không kịp thời phát hiện F0 để bóc tách khỏi cộng đồng" - bác sĩ Châu nhấn mạnh.

Song song đó, công tác triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin với quy mô lớn chưa từng có trong một khoảng thời gian rất ngắn nên chưa bảo đảm việc nhập liệu và giãn cách an toàn. Ngoài ra, việc cách ly tập trung tất cả F0 dẫn đến quá tải gây áp lực cho F0...

"TP đã thành lập 16 bệnh viện dã chiến nhưng vẫn không đủ thu dung, điều trị cho các bệnh nhân F0. Do đó, khi quá tải F0, khả năng chăm sóc và điều trị đã không đáp ứng được, bệnh nhân không được chăm sóc đầy đủ dẫn đến chuyển nặng. Ngày 23-8, TP ghi nhận có 340 ca tử vong, đây là ngày số ca tử vong cao nhất trong đợt dịch thứ 4. Tuy nhiên, hiện tại, số ca tử vong đã giảm ở mức 2 số" - bác sĩ Châu cho hay.

Phát biểu tại hội nghị, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết gần 6 tháng qua nhân viên y tế TP HCM đã trải qua những thời khắc cam go, khốc liệt nhất trong lịch sử của ngành y tế TP.

Theo bác sĩ Thượng, trong đợt dịch vừa qua, đã có hơn 80.000 cán bộ y tế tham gia chống dịch, trong đó có gần 55.000 nhân viên y tế TP và gần 25.000 cán bộ y tế chi viện từ các tỉnh, thành. Đặc biệt, TP nhận được sự hỗ trợ lớn chưa từng có của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và nhiều sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức.

"Đây là sự hỗ trợ chưa từng có để tham gia cuộc chiến khốc liệt này" - bác sĩ Thượng nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Thượng, hiện TP còn 38.000 F0 đang được chăm sóc tại nhà, khu cách ly tập trung và bệnh viện. Trong đó, số F0 tại tầng 2 và tầng 3 chiếm 30%, F0 tại nhà chiếm 60% và F0 tại cơ sở cách ly tập trung chiếm 10%.

"TP đã vượt qua đỉnh dịch kéo dài hơn 2 tháng. Công tác phòng chống dịch của TP đã đi đúng hướng, tạo tiền đề kiểm soát dịch, sớm đưa TP trở lại bình thường mới. Thành quả này là sự đồng lòng của người dân TP, sự hỗ trợ nguồn lực từ các tỉnh, thành, Bộ Y tế" - bác sĩ Thượng khẳng định.

Bác sĩ Thượng nhận định, hiện dịch tại TP HCM đã tương đối ổn. Đây là lúc TP gửi lời tri ân sâu sắc đến lực lượng chi viện, cũng là lúc thích hợp để ngành y tế TP đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm để ứng phó dịch bệnh trong thời gian tới.

9 mô hình kiểm soát dịch

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết ngành y tế TP đã nỗ lực kiểm soát dịch với nhiều cuộc họp, tham vấn chuyên gia... nhằm đưa ra 9 mô hình hay, hiệu quả góp phần phòng, chống dịch Covid-19.

- Mô hình tháp điều trị 3 tầng.

- Mô hình chăm sóc F0 tại nhà được triển khai vào cuối tháng 7, tạo tâm lý thoải mái an toàn cho người mắc bệnh

- Mô hình trạm y tế lưu động giúp bảo đảm công tác chăm sóc F0 tại nhà, giảm tỉ lệ chuyển nặng và tử vong.

- Mô hình tư vấn F0 từ xa qua tổng đài 1022 do Hội Y học TP HCM triển khai.

- Mô hình hoán cải xe vận chuyển hành khách, taxi thành xe vận chuyển người bệnh do Trung tâm Cấp cứu 115 kết hợp với Phương Trang và Mai Linh.

- Mô hình tư vấn F0 từ xa do trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch triển khai

- Mô hình "bệnh viện chị em" là các BV lớn, Trung ương được giao nhiệm vụ tập huấn, đào tạo và hỗ trợ chuyên môn cho BV tuyến dưới.

- Mô hình bệnh viện dã chiến 3 tầng được ghép lại từ bệnh viện dã chiến và Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19. Bệnh nhân chỉ cần nằm tại một bệnh viện, từng theo tình trạng mà được điều trị tại tầng tương xứng.

- Cuối cùng là mô hình Trung tâm H.O.P.E do BV Hùng Vương thực hiện. Đây là trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh là con của sản phụ không may mắc Covid-19.

10 kinh nghiệm đắt giá để chống dịch tốt hơn

Thứ nhất: Cả hệ thống chính trị cần thực hiện hiệu quả, đồng bộ chiến lược mỗi phường xã là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ.

Thứ 2: Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh, cảnh báo dịch, đồng thời, triển khai xét nghiệm theo hướng trọng tâm để bóc tách F0.

Thứ 3: Chỉ cách ly tập trung khi không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Phát triển các khu cách ly tập trung quy mô nhỏ gắn liền với địa bàn.

Thứ 4: Phát huy chiến lược chăm sóc F0 theo 2 trụ cột. Dựa vào cộng đồng và điều trị tại bệnh viện.

Thứ 5: Huy động nguồn lực xã hội hóa cho công tác phòng, chống dịch. Đông Tây y kết hợp, mỗi quận huyện chủ động nhân lực, vật lực tại chỗ

Thứ 6: Phát huy phối hợp với lực lượng công an, quân đội và ngành y.

Thứ 7: Củng cố và kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả y tế cơ sở

Thứ 8: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn, sàng lọc, thu thập dữ liệu về dịch bệnh.

Thứ 9: Vắc-xin là chiến lược lâu dài và hàng đầu

Thứ 10: Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng các công nghệ mới trong giám sát, dự báo dịch bệnh, chăm sóc và điều trị F0 ở các tầng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo