Sáng 26-6, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, cho biết Đoàn công tác liên ngành của UBND tỉnh Đắk Nông đang tổ chức kiểm tra công tác phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông.
Xã Quảng Hòa,huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông, nơi có 1 cháu nhỏ tử vong vì bệnh bạch hầu
Theo bà Hương, qua chuyến kiểm tra này, Đoàn sẽ đánh giá, rà soát lại công tác phòng chống dịch, giải quyết những khó khăn, vướng mắc (nếu có) nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch. "Trong số 12 ca dương tính với bệnh bạch hầu, có 4 ca người dân tới cơ sở y tế khám và phát hiện, 8 ca còn lại được phát hiện trong quá trình khám sàng lọc phòng chống bệnh bạch hầu. Ngoài 1 ca tử vong, 11 ca dương tính hiện có 4 trường hợp đã xuất viện, 1 trường hợp bị nặng đã được dùng huyết thanh kháng bạch hầu, còn lại sức khỏe ổn định" - bà Hương cho biết thêm.
Lực lượng chức năng lập chốt cách ly để kiểm soát dịch bệnh
Như đã phản ánh, từ đầu tháng 6 tới nay, tại huyện Krông Nô và Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông đã xuất hiện 3 ổ dịch bạch hầu với 12 người mắc bệnh, trong đó có 1 cháu nhỏ 9 tuổi, ngụ xã Quảng Hòa (huyện Đắk G’long) tử vong. Riêng cháu Giàng A Ph (13 tuổi, gần nhà cháu nhỏ tử vong) bị bệnh hầu ác tính ngày thứ 10, phải mở khí quản, đặt máy tạo nhịp… Cháu Ph vừa được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) xuống BV Bệnh nhiệt đới TP HCM để tiếp tục điều trị. Trước tình hình này, Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác để hỗ trợ Đắk Nông tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bạch hầu.
Khám sàng lọc bệnh bạch hầu cho các em học sinh
Bạch hầu là bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và lây lan rất nhanh. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như ho sốt, mất tiếng, khàn giọng, đau họng. Bệnh thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản và có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da. Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6 ngày. Tỉ lệ tử vong khoảng 5%-10% và phần lớn ở độ tuổi trẻ em dưới 15 tuổi.
Cuộc sống của người dân bên trong vùng dịch
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận từ tâm dịch
Tổ chức cấp pháp thuốc phòng chống bệnh bạch hầu lưu động
Uống thuốc dự phòng để phòng chống bệnh bạch hầu
Bạch hầu xảy ra nơi chủ yều là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có tỉ lệ tiêm chủng thấp
Tổ chức cấp phát thuốc tận nhà cho người dân
Khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh bạch hầu
Giám sát trực tiếp việc uống thuốc dự phòng
Ngành y tế Đắk Nông đã cách ly, điều trị dự phòng cho hơn 1.200 người dân
Phun hóa chất tại khu dân cư và các địa điểm công cộng
Hiện đã có 12 người dương tính với bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh nguy hiểm, lây lan rất nhanh
Cuộc sống của người dân thay đổi sau khi dịch bệnh xảy ra
Cuộc sống của người dân vùng dịch còn nhiều khó khăn
Bình luận (0)