xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Niềm tin vào thành phố phi thường

TS TRẦN HỮU HIỆP

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 như "cú đấm bồi", tác động tiêu cực tích lũy, liên hoàn lên nhiều ngành kinh tế và sinh hoạt, đời sống người dân TP HCM.

Tâm điểm của dịch bệnh lần này là TP HCM - nơi tập trung đông dân nhất, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, nơi đóng góp 27% ngân sách quốc gia, là đầu mối điều phối giao thông, kho vận, thương mại và hầu như mọi mặt hoạt động liên quan miền Đông, miền Tây và cả nước.

TP HCM đang đứng trước khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ. Chỉ riêng 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn phải đóng cửa đã ảnh hưởng đến 70% hàng hóa luân chuyển giữa các tỉnh và thành phố; trong khi hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh, khu vực dân cư buộc phải phong tỏa, cách ly, giãn cách ngày càng nhiều hơn, thì ảnh hưởng của dịch bệnh là rất nghiêm trọng.

TP HCM nghĩa tình, chăm lo cho cả nước, nay đến lượt cả nước hướng về thành phố. Mọi động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần, lực lượng đều cần thiết lúc này, tiếp thêm sức mạnh cho thành phố nhưng điều quan trọng là bình tĩnh ứng phó, cách tiếp cận phù hợp, linh hoạt xử lý tình huống và phải có giải pháp căn cơ, chọn diện và đối tượng, công việc ưu tiên và phối hợp thông suốt, hiệu quả.

"Mục tiêu kép" không chỉ là phương châm hành động mà phải được cụ thể hóa. Vừa ưu tiên phòng chống dịch, chăm lo an sinh, nhưng phải gắn với ổn định kinh tế, trật tự xã hội. Thần tốc truy vết, khoanh vùng, cách ly, không chậm chân hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh là yêu cầu phải làm.

Nhưng trong khi số ca nhiễm F0, số người F1, F2 ngày càng nhiều, sức chịu đựng của các khu cách ly, các cơ sở y tế bị đe dọa, cách tiếp cận "5K + vắc-xin" vẫn nhất quán, thì phải vận dụng linh hoạt, học tập kinh nghiệm các nước trong điều kiện tại chỗ. F1, thậm chí F0 có thể tự cách ly tại nhà khi đủ điều kiện. Mỗi cơ quan, đơn vị, cấp quản lý cần rà soát tổng thể, cá biệt hóa trách nhiệm cá nhân và áp dụng các cơ chế giám sát thực thi phòng chống dịch như cách thức truy vết, khoanh vùng đối tượng lây nhiễm Covid-19 để phát hiện, phòng trừ người làm chậm, làm sai.

Phòng chống dịch không chỉ ngành y tế và các biện pháp của ngành y mà phải có sự phối hợp liên ngành. Các ngành phải xem việc ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số như cách tiếp cận lâu dài. Ba vấn đề cốt lõi cần được xem xét như cách tiếp cận lâu dài bên cạnh các ưu tiên phòng chống dịch bệnh trước mắt:

Một là, đầu tư cơ sở hạ tầng mạng công nghệ thông tin, tăng cường số hóa các chuyên ngành, đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả các trung tâm tích hợp dữ liệu.

Hai là, khuyến khích việc đầu tư nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số, công nghệ điện toán đám mây, viễn thám, công nghệ sinh học, thông tin, tự động hóa… ngày càng nhiều hơn vào các ngành.

Ba là, rà soát để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp lý có liên quan thúc đẩy việc khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hình thành đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ để khuyến khích việc nghiên cứu, thương mại hóa các phát minh, sáng chế, sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Kỳ tích từ sự năng động, sáng tạo, bản lĩnh của người TP HCM vẫn thắp sáng niềm tin trong lòng người dân cả nước. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo