xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nuôi mãi người bất tài

Phạm Hồ

Công an TP Huế đã ra quyết định xử lý kỷ luật và chuyển công tác một số CSGT vi phạm. Lại chuyển công tác - một quy trình quá quen thuộc khi xử lý cán bộ vi phạm.

Những CSGT trên có nhiều hành vi mờ ám khi kiểm tra và xử lý vi phạm giao thông mà chính phóng viên Báo Người Lao Động ghi hình được. Những hình ảnh này đã được chuyển đến tận tay cho lãnh đạo Công an TP Huế. Thế nhưng, cách xử lý sai phạm như trên quả là khó thuyết phục khi mà tình trạng "mãi lộ" cứ diễn ra hằng ngày trên nhiều nẻo đường. Người dân đã thấy, phải đóng tiền cho các cảnh sát biến chất nhưng làm sao họ có thể có bằng chứng tố cáo người sai phạm. Thậm chí, nếu họ tìm bằng chứng có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân như một số trường hợp đã được báo chí phản ánh trong thời gian qua. Chính ngành công an phải làm trong sạch bộ máy của mình bằng những hình thức xử lý thích đáng người sai phạm chứ không thể mãi xuề xòa và đẩy trách nhiệm về phía người dân.

Kỷ luật bằng hình thức chuyển công tác nghe mãi hóa nhàm. Ai cũng hiểu hình thức kỷ luật này chẳng có mấy tác dụng. Ở nhiều trường hợp chỉ là làm cho có để đối phó với dư luận. Qua thời gian rồi đâu lại vào đó, người vi phạm, bất tài cứ mãi chễm chệ trên những chiếc ghế có tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân. Chúng ta cũng chưa quên vụ một thượng tá CSGT tỉnh Đồng Nai trước đây có liên quan đến sai phạm, bị kỷ luật, chuyển công tác rồi sau một thời gian lại được bổ nhiệm làm Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh. Khi dư luận lên tiếng thì cơ quan này tiếp tục chuyển vị thượng tá kia làm Phó trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Tương tự, sai phạm về kê khai tài sản và đất đai của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng tỉnh này vẫn "mơ mơ hồ hồ". Đến khi người dân lên tiếng, Thanh tra vào cuộc thì ông Quý lại được chuyển sang làm Phó Văn phòng HĐND tỉnh Yên Bái. Và bao cán bộ hư hỏng, sai phạm, bất tài ở nhiều địa phương khác cũng được "xử lý nghiêm minh" theo cách trên. Không thể nói ra nhưng người dân đều hiểu họ đã thất bại trong cuộc chiến loại những cán bộ ít tài thiếu đức ra khỏi bộ máy.

Cán bộ nhà nước được người dân nuôi dưỡng bằng chính tiền thuế của mình, dù cuộc sống của phần lớn người dân còn nghèo khó. Mục đích tối thượng của cơ quan nhà nước chính là phục vụ cho lợi ích của người dân. Từng cán bộ chính là người làm thuê đúng nghĩa cho cộng đồng. Không lý do gì chúng ta mãi dung dưỡng những cán bộ kém cỏi cứ nhởn nhơ trong bộ máy hành chính vốn phình to quá sức chịu đựng của người dân. Và cũng không có lý do gì cơ quan phục vụ nhà nước lại trở thành nơi núp bóng, nương thân của những cán bộ vi phạm.

Các cơ quan chức năng yêu cầu người dân phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật. Về phía người dân cũng có yêu cầu tương tự với các cơ quan chức năng, phải tuân thủ pháp luật và xử lý nghiêm minh những ai sai phạm. Nuôi thêm một cán bộ bất tài thì chén cơm của người dân cũng vơi đi một ít.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo