xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phập phồng lo trẻ đuối nước

DUY THANH - CA LINH - VÂN DU

ĐBSCL là khu vực có trẻ tử vong do đuối nước cao nhất nước; có tỉnh như ở Đồng Tháp, tỉ lệ trẻ tử vong do tai nạn, đặc biệt là đuối nước, cao gấp 10 lần 2 loại dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng

Nhiều năm qua, số trẻ em ở ĐBSCL tử vong do đuối nước có giảm, song vẫn còn ở mức cao. Do vậy, để ngăn chặn tình trạng này, các cấp, ngành, địa phương đang tăng cường triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu số ca đuối nước.

Những con số đau lòng

Kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam) cho thấy trung bình, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 7.000 trẻ em chết đuối.

Trong khi đó, theo báo cáo từ các địa phương, số trẻ tử vong do đuối nước ở khu vực ĐBSCL chiếm mức cao so với các vùng khác. Trong đó, năm 2018, tỉnh Đồng Tháp có đến 29 trường hợp trẻ tử vong do đuối nước; 79% trong số này là dưới 6 tuổi. Riêng quý I/2019, tỉnh Đồng Tháp đã xảy ra 8 trường hợp trẻ chết đuối.

"Tỉ lệ trẻ tử vong do tai nạn, đặc biệt là đuối nước, cao gấp 10 lần 2 loại dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trong những năm qua, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai các chương trình phòng chống đuối nước trẻ em nhưng số trẻ tử vong vẫn còn cao. Đây là một thách thức, nỗi lo lớn của tỉnh" - ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đánh giá.

Phập phồng lo trẻ đuối nước - Ảnh 1.

Một lớp dạy bơi miễn phí ở Đồng ThápẢnh: DUY THANH

Tại tỉnh Vĩnh Long, theo báo cáo của Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ đuối nước. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Vĩnh Long, nhìn nhận: "Đa phần trẻ bị đuối nước rơi vào nhóm từ 8 tuổi trở xuống. Một số vụ do ông bà, cha mẹ canh giữ không cẩn thận để trẻ rơi xuống sông. Bên cạnh đó cũng có một số người không biết bơi nhưng lại đi tắm sông, nguy cơ bị đuối nước cao".

Ông Phạm Văn Hiền, Bí thư Huyện đoàn U Minh (tỉnh Cà Mau), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra 2 vụ đuối nước thương tâm. Con số này trong năm 2018 là 8 vụ. Nạn nhân đều là những cháu còn rất nhỏ.

Nguyên nhân chính dẫn đến trẻ chết đuối là do không biết bơi nhưng vì thiếu không gian vui chơi nên trẻ thường rủ nhau ra sông, rạch tắm, nô đùa dẫn đến gặp nạn. Mặt khác, môi trường sống xung quanh trẻ không bảo đảm an toàn như các ao, hồ quanh nhà không có rào chắn, biển cảnh báo, biển cấm, ở xa khu dân cư, ít người qua lại... Khi rơi vào tình thế nguy hiểm, trẻ không nhận được sự trợ giúp kịp thời của người lớn.

Ngoài ra, ĐBSCL có nhiều sông, kênh, rạch..., diện tích mặt nước lớn, nhất là vào mùa lũ, làm tăng nguy cơ đuối nước ở trẻ em. Thêm vào đó, các bậc cha mẹ chủ quan trong việc chăm sóc, quản lý trẻ.

Quyết liệt hành động

Hiện tại, học sinh ĐBSCL bước vào kỳ nghỉ hè, nguy cơ trẻ đuối nước tăng cao, trở thành nỗi lo lớn của các địa phương khi đây cũng đang là mùa mưa, mực nước sông, ao hồ lên cao.

Nhằm bảo vệ, hạn chế thấp nhất nguy hiểm cho trẻ, tỉnh Cà Mau yêu cầu các cấp, ngành quyết liệt triển khai chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em. Theo chương trình này, UBND huyện U Minh chỉ đạo, đôn đốc các trường mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh, người dân về công tác phòng chống đuối nước. Đồng thời, nghiêm cấm và xử lý nghiêm đối với các phương tiện đưa rước trẻ em, học sinh... không trang bị phao cứu sinh.

Đồng Tháp đã tuyên truyền rộng khắp về lợi ích của việc phổ cập bơi phòng chống đuối nước trẻ em đến các hộ gia đình, trường học và cộng đồng; đồng thời đồng loạt phổ cập dạy và học bơi trong trường phổ thông, từng bước triển khai trong các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó chú trọng những địa phương có nhiều sông, rạch. Trong năm 2019, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp giao chỉ tiêu cho các huyện, thị xã, TP mở hơn 1.000 lớp dạy bơi cho gần 26.000 em trong độ tuổi từ 7-15. Toàn tỉnh phấn đấu 100% các trường có hồ bơi, đưa môn bơi vào chương trình giảng dạy ngoại khóa và chính khóa cho học sinh. Ông Đoàn Tấn Bửu kêu gọi: "Quan trọng hơn cả là phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc phát triển phong trào dạy bơi, học bơi và công tác phòng chống đuối nước, góp phần từng bước giảm tai nạn đuối nước".

Trước nguy cơ trẻ đuối nước cao trong mùa mưa và kỳ nghỉ hè, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần thơ cũng đã gửi công văn đến địa phương, các trường để tuyên truyền việc phụ huynh cho con học bơi trong dịp này. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, nhờ làm tốt công tác này nên trong những năm qua, Cần Thơ không có tình trạng học sinh đuối nước. "Hiện nay, không chỉ có các trường học tổ chức dạy bơi cho học sinh mà tất cả quận, huyện đều có hồ bơi để trẻ em đến tập" - ông Hùng nói. 

17 năm dạy bơi cho trẻ

17 năm qua, bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi là bà Sáu Thia; ngụ ấp 4, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) âm thầm với công việc dạy bơi miễn phí cho trẻ em. Từ năm 2002, khi xã Hưng Thạnh triển khai dự án phổ cập bơi cho trẻ em, bà Sáu Thia được mời làm "huấn luyện viên" dạy bơi. Từ đó đến nay, bà đã giúp cả ngàn học sinh, trẻ em biết bơi.

Bà Sáu Thia cho biết dù chỉ với kinh nghiệm dạy bơi "miệt vườn" nhưng chắc do "mát tay" nên những đứa trẻ được bà dạy đều sớm biết bơi, nhanh thì 4 ngày hoặc chậm lắm thì 10 ngày là "tốt nghiệp". Nhờ cống hiến này, cuối năm 2018, bà Sáu Thia được Ủy ban Giải thưởng Kova lần thứ 16 chọn trao giải ở hạng mục "Sống đẹp".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo