xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phúc lành là do con người

BÙI VIỆT THÀNH

Lễ hội ở hai miền Bắc và Nam nước ta có sự khác biệt, xuất hiện bởi các yếu tố văn hóa và lịch sử gắn với từng địa phương. Lễ hội chính là những lớp trầm tích văn hóa còn đọng lại của chiều dài lịch sử con người.

Ngoài phần lễ còn là phần hội, chính là dịp để quây quần bên nhau thể hiện sự cố kết cộng đồng, dân tộc. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển, chính là điều kiện để nhiều lễ hội phục hồi; giao thông thuận lợi; bùng nổ thông tin truyền thông trên mạng xã hội dẫn đến sự tham gia của nhiều người vào lễ hội ở các vùng miền ngày càng nhiều hơn.

Hơn 8.000 lễ hội nhưng chỉ có tầm 60 lễ hội điển hình của người Việt và các dân tộc anh em. Nếu nâng lễ hội lên tầm quốc gia, cần có sự xem xét và quy chuẩn rõ ràng, tránh tình trạng bát nháo như hiện nay. Trong khi miền Nam thiên về lễ thì miền Bắc thiên về hội, ngoài nhu cầu tâm linh còn là dịp vui chơi, xả hơi sau một năm lao động. Những hội cướp phết, cướp lộc diễn ra như một trò chơi vận động nên có yếu tố thắng thua và hiện tượng bát nháo, xô bồ xảy ra là dễ hiểu.

Để việc chấn chỉnh hiệu quả, cần có sự chung tay của nhiều cấp, trả lễ hội về nguyên bản của nó, không thần thánh hóa lễ hội một cách mù quáng. Bên cạnh đó, cần có những nhà tư vấn chuyên môn hỗ trợ các nhà quản lý nhằm thay đổi căn bản những hiện tượng trên.

Bằng nhiều kênh thông tin tuyên truyền giúp xã hội nhận ra được giá trị của các lễ hội, là sự cố kết cộng đồng, hướng con người đến sự chia sẻ chứ không phải cầu mong lợi ích đến từ thần linh. Phát triển tri thức dân gian đến công chúng, giúp cộng đồng hiểu được các giá trị chân - thiện - mỹ; giáo dục con người hướng đến một cuộc sống đời sống vật chất cao nhưng đi liền với giáo dục tinh thần. Nếu không, khó có thể đưa các hiện tượng hiện nay vào quy luật vốn có của nó, vì con người là chủ thể của lễ hội.

Chú trọng vào giáo dục con người tiếp cận văn hóa đúng giá trị biểu trưng mà các lễ hội mang lại. Khuyến khích người dân tham gia lễ hội văn minh, đó mới là tinh thần của lễ hội. Giá trị bản thân nhận được là tinh thần cố kết cộng đồng, là niềm tin tâm linh, tín ngưỡng ở mọi xã hội trở thành câu chuyện rất bình thường.

Hiện tượng lộn xộn trong một số lễ hội dân gian ở đình chùa hoặc các nơi công cộng vốn là một hiện tượng không mới trên thế giới và ở Việt Nam. Các thành viên trong gia đình cần được tuyên truyền và làm gương để con cháu noi theo về truyền thống và tinh thần lễ hội của cộng đồng. Sau gia đình là làng xã, cộng đồng cần có các hướng dẫn cụ thể, nêu cao tinh thần cộng đồng, là sự kết nối các cá nhân chứ không phải vì lợi lộc thần linh ban cho.

Lễ hội đầu năm là hoạt động cầu phúc, lễ chùa an lành, song tất cả những phúc lành đều do con người tạo nên chứ không phải do thần linh ban tặng. Điều đó phải được hiểu chứ không phải sự hằn học, tranh cướp trái với đạo lý của tổ tiên đã ban tặng cho chúng ta những lễ hội của ngày hôm nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo