xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sở GTVT TP HCM nói gì vụ 83 giáo viên dạy lái xe dùng giấy tờ giả?

Gia Minh

(NLĐO) - 83 giáo viên dạy lái xe ở TP HCM dùng bằng giả đã bị thu hồi giấy phép dạy học, trong khi 5 cơ sở đào tạo có những giáo viên này cũng bị đình chỉ 2 tháng. Sở GTVT TP HCM đã tổ chức tự kiểm điểm.

Sau kết luận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc 5 trường, cơ sở đào tạo lái xe tại TP HCM có 83 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP cho biết hiện đã thu hồi toàn bộ giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe đối với những giáo viên này và yêu cầu thanh lý hợp đồng.

Kiểm điểm cá nhân liên quan

Trong khi với 5 cơ sở đào tạo có những giáo viên dùng giấy tờ giả, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, Sở GTVT cho biết đã đình chỉ tuyển sinh 2 tháng. Những cơ sở nêu trên gồm Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thống Nhất, Trung tâm dạy nghề lái xe Tiến Phát, Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát, Trường Dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn và Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới.

Sở GTVT TP HCM nói gì vụ 83 giáo viên dạy lái xe dùng giấy tờ giả? - Ảnh 1.

Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thống Nhất (quận 10, TP HCM), nơi có 29 giáo viên sử dụng văng bằng, chứng chỉ không hợp pháp

Sở GTVT TP HCM cũng đồng thời yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh các cá nhân, phòng ban tiếp nhận hồ sơ giáo viên để xảy ra sai sót, thanh lý hợp đồng đối với các giáo viên không đảm bảo tiêu chuẩn.

Về phía Sở GTVT, sở này cho biết cũng đã tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan.

Trách nhiệm thế nào?

Liên quan đến trách nhiệm của cơ quan quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên dạy thực hành lái xe, Sở GTVT TP HCM cho biết trong công tác xét duyệt, hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận có nhiều thành phần.

Trong khi theo quy định, việc tuyển dụng và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên sẽ do các cơ sở đào tạo lái xe dựa theo nhu cầu thực tế. Phía Sở GTVT là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, danh sách học viên tham gia các lớp tập huấn giáo viên do cơ sở đào tạo lái xe tổ chức. Sau đó, căn cứ theo các quy định liên quan để xét duyệt thành phần hồ sơ, tổ chức kiểm tra cấp giấy chứng nhận giáo viên theo đúng trình tự.

"Các quy định hiện nay không yêu cầu Sở GTVT phải tổ chức xác minh đối với các văn bằng chứng chỉ của giáo viên" - theo đại diện Sở GTVT.

Tuy nhiên, phía Sở GTVT TP HCM cũng khẳng định để chặt chẽ trong công tác xét duyệt, kiểm tra, từ năm 2017 phía sở đã có quy định chi tiết các nội dung liên quan đến việc thành lập Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, thành lập Tổ kiểm tra cấp Giấy chứng nhận, xét duyệt thành phần hồ sơ học viên... Quá trình xét duyệt hồ sơ, Sở GTVT TP HCM yêu cầu xác minh lại những trường hợp nghi ngờ và từng thu hồi nhiều giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành không đảm bảo.

Sở GTVT TP HCM nói gì vụ 83 giáo viên dạy lái xe dùng giấy tờ giả? - Ảnh 2.

Website của Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát - nơi có 38 giáo viên dùng văn bằng hoặc chứng chỉ giả

Liên quan đến trách nhiệm của các cơ sở đào tạo lái xe trong quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên, Sở GTVT cho biết theo quy định, cơ sở đào tạo lái xe phải có trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên tại đơn vị.

Cuối năm 2019, để chấn chỉnh công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên, Sở GTVT TP HCM yêu cầu xác minh toàn bộ văn bằng, chứng chỉ của giáo viên dạy lái xe tại các cơ sở đào tạo và báo cáo lại kết quả xác minh, đồng thời chịu trách nhiệm với những kết quả đó.

"Các năm 2016 đến 2018, nhu cầu học lái xe tăng đột biến, trong khi số lượng các cơ sở đào tạo lại bị hạn chế do quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe 2016-2020 (hiện đã được bãi bỏ), dẫn đến việc nhiều cơ sở bị quá tải. Áp lực bổ sung đội ngũ xe tập lái, giáo viên dạy thực hành để tăng lưu lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu tăng cao dẫn đến nhiều cơ sở buông lỏng công tác xác minh, rà soát đối với đội ngũ giáo viên của đơn vị" - Sở GTVT TP HCM đánh giá.

Trong khi đó, Sở GTVT TP cũng cho rằng vấn đề thâm niên, kinh nghiệm của giáo viên dạy thực hành là một yếu tố cốt lõi, quan trọng để truyền đạt kỹ năng lái xe cho người học. Chính bởi đặt nặng kỹ năng dạy thực hành lái xe như vậy nên nhiều cơ sở đào tạo đã có phần xem nhẹ các tiêu chuẩn khác, dẫn đến việc phát hiện 83 giáo viên dạy lái xe sử dụng văn bằng chuyên môn, chứng chỉ sư phạm không hợp lệ.

Kết luận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam gần đây sau khi kiểm tra và xác minh đã phát hiện có 83 giáo viên thuộc 5 trường, cơ sở dạy lái xe tại TP HCM sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

Cụ thể, tại Trung tâm dạy nghề lái xe Tiến Phát có 5/5 giáo viên dạy không đủ điều kiện là giáo viên thực hành do sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát có 38/44 giáo viên sử dụng văn bằng hoặc chứng chỉ giả không đủ điều kiện tham gia dạy thực hành lái xe.

Trường dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới có 1/7 giáo viên sử dụng chứng chỉ giả và không đủ điều kiện tham gia dạy thực hành lái xe. Còn Trường dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn có 10/12 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Trường dạy lái xe Thống Nhất có 29 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

Theo Sở GTVT TP HCM, tính đến hết tháng 2-2020, trên địa bàn TP có tổng cộng 73 cơ sở đào tạo lái xe, trong đó gồm 56 cơ sở đào tạo lái ôtô, 17 cơ sở đào tạo lái xe môtô, với 6.576 giáo viên dạy thực hành lái xe. Cũng thống kê trong năm 2018 và 2019, Sở GTVT TP HCM đã cấp tổng cộng hơn 1 triệu giấy phép lái xe (chiếm khoảng 23% tổng số giấy phép lái xe đã cấp của cả nước).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo