Nếu không tận dụng cơ hội, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đi qua, mọi người vẫn đứng nguyên tại vị trí của mình, không bứt lên được. Trong mỗi cuộc cách mạng công nghiệp chỉ cho phép 5 đến 6 quốc gia vượt lên thành nước phát triển, "hóa rồng". Đặc biệt đây là cơ hội cho những nước đang phát triển" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đối với DN phần mềm, đã đến lúc phải nghĩ đến sản xuất ra các sản phẩm của Việt Nam, dùng để giải quyết vấn đề của Việt Nam, coi Việt Nam là "cái nôi" để từ đó đưa sản phẩm Việt Nam ra quốc tế. Chúng ta phải tập trung phát triển DNCN Việt Nam. "Muốn vậy, chúng ta cần có những suy nghĩ khác và cách làm khác mang tính cách mạng về CN để làm sao hội tụ tinh hoa thế giới về đây, đưa Việt Nam trở thành nơi kết nối, để CN số hội tụ về với Việt Nam. Nếu Việt Nam tạo ra việc có giá trị cao, tạo cảm hứng và trả lương cao thì Việt Nam sẽ trở thành trung tâm của thế giới" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý.
Về mối lo Việt Nam không có đủ nhân lực để đạt được con số 1 triệu lập trình viên tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng thay vì ngồi đợi họ được đào tạo ở bậc đại học 3-5 năm thì DN hãy chủ động đào tạo. Đào tạo những người vừa tốt nghiệp phổ thông trong vòng 3-6 tháng hoặc 1 năm để làm phần mềm, làm trí tuệ nhân tạo (AI). Tại Trung Quốc, AI đang được thực hiện bởi những người ở nông thôn nước này, được làm tại những nhà kho hay ở những khu bất động sản không có ai thuê. DN hãy chủ động đào tạo nguồn lực của mình, không chờ đợi. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ khóa quan trọng nhất là đào tạo lại (reskill), chứ không phải là đào tạo mới (training).
"Tư lệnh" ngành CNTT Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhận định công nghiệp phần mềm sẽ là hạt nhân của nền kinh tế số, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế số. "Do đó, với nguồn lực sẵn có, các DN hãy luôn nghĩ mình có thể thay đổi đất nước, có sứ mạng thay đổi đất nước và đưa Việt Nam trở thành cường quốc" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi.
Bình luận (0)