xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng tuổi hưu: Cần đánh giá toàn diện

Văn Duẩn thực hiện

TS Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng với tính chất nhạy cảm của việc tăng tuổi nghỉ hưu, đề nghị Chính phủ thận trọng, đánh giá toàn diện các tác động tích cực và tiêu cực đối với thị trường lao động

* Phóng viên: Theo ông, căn cứ vào những cơ sở khoa học nào để Ban Soạn thảo đề xuất mức tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ?


Tăng tuổi hưu: Cần đánh giá toàn diện - Ảnh 1.

TS BÙI SỸ LỢI:

- TS BÙI SỸ LỢI: Dự thảo đề xuất mức tăng với lý do để bảo đảm sự phù hợp quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động (NLĐ) Việt Nam. Tuổi nghỉ hưu của các nước trên thế giới phổ biến là trên 60 đối với nữ, trên 62 đối với nam.

Việc nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình là cần thiết, tránh việc phải điều chỉnh đột ngột lên mức quá cao trong tương lai. Ngoài ra, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cũng là để thể chế hóa quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 28-NQ/TW.

Tuy nhiên, để có nhìn nhận đầy đủ và chính xác về việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong dự thảo, có 3 nội dung cần lưu ý. Một là, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 tuổi và nữ 60 tuổi là những NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Hai là, những NLĐ bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt vẫn có quyền nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn như quy định hiện hành (tức là vẫn được giảm 5 tuổi). Ba là, NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt có quyền nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi.

* Ông có thể nói rõ hơn những tác động của việc nâng tuổi hưu đối với lao động nữ?

- Một số lĩnh vực có thể phù hợp cho việc nâng tuổi nghỉ hưu như: nghiên cứu khoa học, nữ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao; nữ cán bộ lãnh đạo có năng lực, đủ sức khỏe và có nguyện vọng tiếp tục công tác; các chuyên gia cao cấp và chuyên viên cao cấp còn năng lực cống hiến, trong đó cần xem xét đến yếu tố vị trí công tác đó còn có nhu cầu hay không.

Về tác động tích cực, sẽ thu hẹp khoảng cách giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; khắc phục một bước sự chênh lệch về thu nhập và lương hưu; khắc phục hạn chế về rào cản đối với phụ nữ để tham gia và giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan tổ chức, nhất là với khu vực công.

Tuy nhiên, tác động tiêu cực của chính sách này, là đối với một số ngành nghề thâm dụng lao động như: da giày, dệt may, chế biến thủy sản, lắp ráp linh kiện điện tử... sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng của lao động nữ. Đối với một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại nếu kéo dài tuổi làm việc, sức khỏe sau khi nghỉ hưu sẽ giảm sút, làm tăng các chi phí chăm sóc sức khỏe, y tế.

Ngoài ra, chưa rõ cơ chế triển khai thực hiện "Quyền được nghỉ hưu" đối với khu vực công và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhất là với cán bộ, công chức nói chung và lao động nữ nói riêng.

Tăng tuổi hưu: Cần đánh giá toàn diện - Ảnh 2.

Tăng tuổi hưu sẽ là gánh nặng đối với lao động nữ trong những ngành thâm dụng lao độngẢnh: HOÀNG TRIỀU

* Ông vừa nhắc đến khái niệm "Quyền được nghỉ hưu", dường như đây là một khái niệm hoàn toàn mới?

- Sự thay đổi rất quan trọng, rất đáng lưu ý trong dự thảo, đó là thay vì quy định "có thể được nghỉ hưu" bằng quy định "có quyền được nghỉ hưu" cả với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi cũng như các trường hợp nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề cần đặc biệt được cân nhắc, xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện về sự thay đổi mang tính bản chất này. Theo quy định hiện hành tại điều 187 Bộ Luật Lao động, việc nghỉ hưu trước tuổi hay muộn hơn tuổi, chỉ đơn thuần là việc xem xét, cân nhắc lựa chọn của không chỉ NLĐ mà còn cả việc xem xét, quyết định của người sử dụng lao động.

Do đó, việc chuyển đổi từ cơ chế lựa chọn tùy nghi "có thể" sang cơ chế lựa chọn "quyền" thì các cơ chế để bảo đảm thực hiện "quyền được nghỉ hưu", nhất là với các trường hợp nghỉ hưu muộn hơn sẽ rất phức tạp và không loại trừ trong thực tiễn NLĐ lựa chọn hoặc không lựa chọn thực hiện "quyền nghỉ hưu" sớm hơn hoặc muộn hơn. Vậy chủ sử dụng lao động hoặc đơn vị quản lý lao động sẽ xử lý thế nào? Đặc biệt đối với nhóm cán bộ, công chức, viên chức mà được áp dụng một số quy định của Bộ Luật Lao động, trong đó có quy định về tuổi nghỉ hưu, không chỉ ảnh hướng đến công tác quy hoạch cán bộ mà còn ảnh hưởng cả đến các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Do vậy, Chính phủ cũng cần có quan điểm rõ ràng về việc tiếp tục quy định trường hợp được nghỉ hưu muộn hơn hay bỏ quy định này của Bộ Luật Lao động hiện hành. Nhất là trong bối cảnh Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức đang được sửa đổi, bổ sung và hiện nay một số luật chuyên ngành đang quy định tuổi nghỉ hưu khác với Bộ Luật Lao động (Luật Công an nhân dân, Luật Sĩ quan nhân dân, Luật Tổ chức TAND...).

* Vậy ông có khuyến nghị gì với Ban Soạn thảo?

- Với tính chất nhạy cảm của vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, đề nghị Chính phủ thận trọng, đánh giá toàn diện các tác động tích cực và tiêu cực đối với thị trường lao động khi thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, phải dự liệu phản ứng của dư luận xã hội, đặc biệt là của đối tượng chịu sự tác động ở các ngành nghề, lĩnh vực khác về vấn đề này để có định hướng chính sách căn cơ, thống nhất. Đề nghị Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, đối tượng chịu sự tác động của chính sách, trong đó đặc biệt là phản ứng và thái độ của NLĐ, người sử dụng lao động, ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học. Luật phải bảo đảm nguyện vọng của đa số các bên trong quan hệ lao động và phải khả thi trong thực tiễn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo