xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thận trọng khi tăng bội chi, nới trần nợ công

MINH CHIẾN - VĂN DUẨN

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh không tăng nợ công và nới trần bội chi thì không có nguồn lực phục hồi và phát triển

Ngày 12-11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trả lời chất vấn các ĐBQH tại kỳ họp thứ 2.

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, ĐB Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) cho rằng cần cẩn trọng khi tính toán việc tăng bội chi và nới trần nợ công. Theo đó, cần đánh giá kỹ về khả năng hấp thụ vốn đầu tư và các yếu tố khác trước khi đi đến quyết định tăng bội chi, nới trần nợ công. Nợ công năm 2021 ước 44% GDP, ở mức thấp nhưng con số này là do điều chỉnh tăng GDP theo cách tính mới. Việc này tạo cảm giác còn dư địa tăng nợ công nhưng thực chất không hoàn toàn như vậy. Vì thế, phải ưu tiên kiểm soát nợ công để bảo đảm an ninh tài chính và các cân đối vĩ mô. Đây cũng là vấn đề được ĐB Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) gửi đến Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nhấn mạnh việc xây dựng chương trình phục hồi kinh tế đã được tính toán thận trọng, trong đó có tăng bội chi và nới trần nợ công cũng như khả năng hấp thụ của nền kinh tế để không phá vỡ an toàn tài chính chung. Nếu chúng ta không tăng nợ công và nới trần bội chi thì chắc chắn không có nguồn lực để phục hồi và phát triển. Nhưng nếu nới cao quá và kiểm soát không được sẽ dẫn đến hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, mất các cân đối lớn thì còn nguy hiểm hơn.

Thận trọng khi tăng bội chi, nới trần nợ công - Ảnh 1.

Theo ĐB Lê Minh Nam (Hậu Giang), cần cẩn trọng khi tính toán việc tăng bội chi và nới trần nợ công Ảnh: Nguyễn Nam

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình về các công cụ tài khóa để thực hiện cho chương trình hỗ trợ nền kinh tế. Theo đó, nếu mỗi năm có 20.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, ở mức khoảng 4% thì huy động được khoảng 1 triệu tỉ đồng cho nền kinh tế mà không làm tăng bội chi ngân sách, nợ công. Bởi nguồn này sẽ được lấy từ nguồn đầu tư chưa phân bổ trong giai đoạn 2021-2025. Có một số gói mà Bộ Tài chính đang tính toán, trong đó xem xét phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái, trái phiếu ngoại tệ để huy động tiền trong dân. Gói này có thể huy động khoảng 180.000 tỉ đồng, mỗi năm tăng bội chi ngân sách 1%, như vậy sẽ bảo đảm giữ được bội chi ngân sách trong cả giai đoạn. Dù vậy, ông Hồ Đức Phớc cũng băn khoăn về việc có tiền rồi nền kinh tế có hấp thụ được không và hấp thụ ở lĩnh vực nào?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết việc bảo đảm chỉ tiêu lạm phát năm 2021 dưới 4% có thể đạt được nhưng năm 2022 rủi ro lạm phát có áp lực rất lớn. Đối với thị trường trong nước, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đang gia tăng và thời gian qua các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực tài chính của mình, không phải tiền từ ngân sách. Khi nợ xấu gia tăng thì các tổ chức tín dụng sẽ phải dùng nguồn lực tài chính của mình để xử lý nợ xấu. "Nếu để tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng bị suy giảm, lúc đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả và an toàn của hệ thống" - bà Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

ĐB Triệu Thị Ngọc Diễm (đoàn Sóc Trăng) nhắc đến nội dung Chính phủ dự kiến bổ sung 2 tỉ USD cho vùng ĐBSCL để thực hiện chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu mà một số đại biểu đã chất vấn trước đó, đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đưa ra các giải pháp để sớm có nguồn vốn này cho ĐBSCL thực hiện các dự án hạ tầng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết không chỉ thực hiện quy trình, thủ tục trong nước mà còn phụ thuộc và thực hiện theo quy trình, thủ tục của nước ngoài nữa, do đó sẽ mất thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu không làm nhanh quy hoạch, không làm nhanh các dự án theo một thủ tục rút gọn hay một quy trình đặc biệt thì chắc chắn khó triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

Chiều cùng ngày, QH biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Nghị quyết đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 04%... QH cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo