xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tháo "điểm nghẽn" để phát triển

TS Trần Hữu Hiệp

Dự thảo Quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được tham vấn các bên liên quan.

Đây là bản quy hoạch vùng đầu tiên được lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch, cụ thể hóa tầm nhìn dài hạn, tư duy phát triển thuận thiên theo Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Diện mạo tương lai của đồng bằng được phác họa trước nhiều cơ hội và thách thức.

Làm gì để vượt qua các "điểm nghẽn", sắp xếp không gian, huy động và phân bổ hợp lý cũng như hiệu quả các nguồn lực đầu tư? Là đòi hỏi và kỳ vọng từ thực tiễn cho bản thảo tương lai này.

Tháo điểm nghẽn để phát triển - Ảnh 1.

Triều cường dâng cao bất thường khiến việc đi lại của người dân ở nội ô TP Cần Thơ trở nên xáo trộn. Ảnh: CA LINH

Phát triển vùng ĐBSCL trong điều kiện các nguồn lực phân tán, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, hoạt động điều phối vùng còn nhiều bất cập, hạn chế đang tạo ra 3 "điểm nghẽn": Một là, chất lượng các quy hoạch, thực thi quy hoạch kém, còn nặng hình thức, nhiều quy hoạch không đồng bộ, không khả thi, thiếu tính liên kết. 

Hai là, việc huy động, bố trí, sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển chưa hiệu quả. ĐBSCL vẫn là vùng trũng về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lại bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các thách thức từ tài nguyên nước sông Mê Kông. 

Ba là, cơ chế điều phối vùng lỏng lẻo, cần hoàn thiện, thiếu thông tin, dữ liệu vùng.

Làm sao để Quy hoạch vùng ĐBSCL tháo gỡ nút thắt phát triển? Cần ưu tiên tập trung 3 nhóm giải pháp vượt "điểm nghẽn", tạo chuyển biến:

Một là, nội dung quy hoạch phải tạo được khung chính sách để tổ chức huy động tốt các nguồn lực thực thi quy hoạch; xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát triển, thu hút đầu tư, bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng và với các khu vực khác...

Hai là, bố trí không gian và nguồn lực phát triển vùng trong quy hoạch cần ưu tiên 3 lĩnh vực then chốt: Phát triển hạ tầng giao thông, logistics, hạ tầng nông nghiệp và nguồn nhân lực.

Ba là, hoạt động điều phối vùng, liên kết các tiểu vùng nên tập trung ba lĩnh vực then chốt là điều phối quy hoạch, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và quyết định các dự án đầu tư có tính liên kết vùng theo quy mô, tính chất dự án. Cần tăng cường tính công khai, minh bạch, phát huy hoạt động tư vấn, phản biện khoa học.

Tương lai của ĐBSCL ra sao còn phụ thuộc nhiều yếu tố nội tại, tác động bên ngoài nhưng việc nhận ra diện mạo của vùng này trên cơ sở một quy hoạch khoa học, thực tiễn, xây dựng được các kịch bản phát triển khả thi, thích ứng trước những thay đổi và bố trí nguồn lực thực hiện là yêu cầu đầu tiên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo