Bản tin cảnh báo đưa ra trong bối cảnh suốt 1 tuần qua (từ 13-1 đến 19-1) bầu trời TP rơi vào cảnh trắng đục.
Kết quả đo được lấy từ số liệu trạm quan trắc tự động của Lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM. Ngoài ra AirVisual còn lấy số liệu từ 15 cảm biến của Chính phủ Việt Nam (các công ty, cá nhân và trường học)
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở TP được xác định là do kết hợp của khói thải từ xe máy và các phương tiện khác, ngoài ra là do chất thải sản xuất từ hơn 1.000 nhà máy và bụi xây dựng…
"Theo Trung tâm Giám sát tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, khí thải xe ô tô, xe gắn máy tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong thành phố. Trong số 10 triệu xe tại TP có 8,5 triệu xe máy" - AirVisual nêu.
Bầu trời TP HCM những ngày qua. Ứng dụng cảnh báo chất lượng không khí chi chít màu đỏ nguy hiểm đến sức khỏe
Trong vòng 10 năm gần đây tại TP HCM bụi mịn (PM2,5) tăng đáng kể, cao hơn gấp đôi so với khuyến nghị hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Khu vực ngoại thành dù kín cây xanh cũng không tránh khỏi cảnh mù mịt bụi mịn
Tháng 9-2019, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn ghi nhận bệnh nhân liên quan đến hô hấp do ô nhiễm môi trường tăng gấp 10 lần. Điều này cho thấy khói bụi đã trở thành một nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của người dân.
Theo Tổ chức Y Tế Thế giới tại Việt Nam vào năm 2016 có hơn 60.000 người mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Người dân TP HCM hiện nay khó tiếp cận được thông tin về chất lượng không khí từ các cơ quan chức năng TP HCM
Để giảm ô nhiễm không khí tại TP HCM theo các chuyên gia môi trường, TP cần phải kiểm soát khí thải từ các phương tiện và nhà máy. Luật Bảo vệ môi trường phải được thực thi nghiêm ngặt. TP cần phải nhanh chóng đầu tư phương tiện giao thông công cộng, tích cực chuyển sang các phương án sử dụng nhiên liệu xanh- thân thiện với môi trường.
Bình luận (0)