xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng cắt băng khánh thành nút giao thông quan trọng của Thủ đô

B.H.Thanh

(NLĐO) - Nút giao đường Vành đai 3 với đường ôtô Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào hoạt động góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Ngày 9-1, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khánh thành và gắn biển Công trình chào mừng Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Dự án xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch nút giao đường Vành đai 3 với đường ôtô Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Đến dự buổi lễ có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ.

Thủ tướng cắt băng khánh thành nút giao thông quan trọng của Thủ đô - Ảnh 1.
Thủ tướng cắt băng khánh thành nút giao thông quan trọng của Thủ đô - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự buổi lễ

Dự án xây dựng hoàn chỉnh nút giao đường Vành đai 3 với đường ôtô Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng theo quy hoạch được phê duyệt, tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông kết nối ra vào nút giao được thuận lợi, an toàn, rút ngắn hành trình và đồng bộ mạng lưới giao thông trong khu vực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và đường Cổ Linh (Long Biên-Thạch Bàn) góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.

Phạm vi nút theo hướng đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng: Từ Km0-420 (kết nối với đường Cổ Linh) và điểm cuối tại Km1+065,74 (kết nối với đoạn tuyến cao tốc đã thi công Giai đoạn 1) với chiều dài 1.485,74 m, xây dựng trục thông nối đường Long Biên-Thạch Bàn với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, chiều rộng 33,0 m. Phạm vi nút theo hướng đường Vành đai 3: Từ Km10+040 đến Km10+660 (lý trình đường Vành đai 3) với chiều dài 620 m, chiều rộng 26,5 m.

Thủ tướng cắt băng khánh thành nút giao thông quan trọng của Thủ đô - Ảnh 3.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trao Bằng công nhận công trình Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Dự án gồm các hạng mục: Đầu tư xây dựng các hạng mục nền, mặt đường; công trình cầu trong phạm vi nút giao; hệ thống thoát nước, chiếu sáng, tổ chức giao thông. Các nhánh kết nối: Nhánh K: Rẽ phải từ đường Vành đai 3 vào đường Cổ Linh, chiều dài khoảng 525,66 m; quy mô mặt cắt ngang 12 m.

Nhánh M: Rẽ phải từ đường Cổ Linh vào đường Vành đai 3, chiều dài 401,43 m; quy mô mặt cắt ngang 12 m. Nhánh C: Rẽ trái gián tiếp từ đường Vành đai 3 vào đường Cổ Linh, chiều dài 407,15 m; quy mô mặt cắt ngang 12 m. Nhánh D: Rẽ trái gián tiếp từ đường Cổ Linh vào đường Vành đai 3, chiều dài 348,4 m; quy mô mặt cắt ngang 12 m. Nhánh E: Kết nối nhánh C, nhánh D với đường Vành đai 3, chiều dài 760 m (bao gồm cả 1 cầu chiều dài 82,15 m); quy mô mặt cắt ngang 12 m.

Dự án được xây dựng tại huyện Gia Lâm và quận Long Biên, từ năm 2019-2021, tổng mức đầu tư 402,16 tỉ đồng, trong đó, chi phí xây dựng 335,593 tỉ đồng, từ ngân sách TP Hà Nội. Dự án được khởi công ngày 6-1-2020, đã hoàn thành vượt tiến độ gần 2 tháng, đảm bảo chất lượng, tuyệt đối an toàn lao động an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đồng thời, thực hiện giải ngân đạt 100% vốn kế hoạch đã giao.

Khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 vốn đầu tư 2.538 tỉ đồng

Trong ngày 9-1, UBND TP Hà Nội cũng đã tổ chức Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy-Giai đoạn 2. Dự án này nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của TP; tăng cường khả năng lưu thông giữa 2 bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc TP. Đồng thời, cải thiện điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối hai bờ sông Hồng; tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng quận Hai Bà Trưng, quận Long Biên nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung; tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch.

Dự án gồm các hạng mục: Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: rãnh thu nước, chiếu sáng, cây xanh, thoát nước, sơn kẻ, biển báo, vỉa hè, lát gạch gầm cầu, dải phân cách giữa, tổ chức giao thông... Các công trình phụ trợ khác như: Đường công vụ, mố nhô, cầu phao, bãi tập kết vật liệu, bãi thi công dầm super T, trạm trộn, đường dây, trạm biến áp…; thảm lại và tổ chức giao thông của cầu Vĩnh Tuy-Giai đoạn 1 để phù hợp với công tác tổ chức giao thông sau khi hoàn thành toàn bộ cầu Vĩnh Tuy gồm cả 2 giai đoạn. Dự án tại quận Long Biên, quận Hai Bà Trưng, trong năm 2020-2022, tổng mức đầu tư 2.538 tỉ đồng, trong đó, chi phí xây dựng 2.035 tỉ đồng, từ ngân sách TP.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo