xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2: Mong tìm được tiếng nói chung (*)

CARL THAYER (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc)

Có quá nhiều vấn đề "dây mơ rễ má" với nhau liên quan đến việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên vốn là chuyện cực kỳ hóc búa (Gordian Knot). Làm thế nào để Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tháo gỡ những vấn đề mà đôi bên chưa tìm được tiếng nói chung?

Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2: Mong tìm được tiếng nói chung (*) - Ảnh 1.

Người dân Hà Nội đón đoàn Tổng thống Donald Trump đến dự hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 Ảnh: VĂN DUẨN

Có ba nhóm vấn đề nổi bật mà hai nhà lãnh đạo sẽ phải bàn đến tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 ở Hà Nội.

Một là, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim phải cùng nhất trí về khái niệm thế nào là "phi hạt nhân hóa hoàn toàn"? Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thì hoàn toàn tập trung vào việc đóng cửa các nhà máy hạt nhân của Triều Tiên, vật liệu phân hạch, bãi phóng tên lửa... Trong khi đó, Triều Tiên lại có quan điểm rộng hơn. Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA): "Khi chúng tôi đề cập việc "phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", có nghĩa là phải dỡ bỏ toàn bộ các mối nguy hạt nhân không chỉ đến từ miền Bắc hay miền Nam Triều Tiên mà còn bao gồm cả từ những quốc gia xung quanh đang nhằm vào bán đảo này… Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên phải được hiểu là "hoàn toàn chấm dứt sự đe dọa hạt nhân của Mỹ đối với Triều Tiên" trước khi xóa bỏ sự răn đe hạt nhân từ phía chúng tôi".

Hai là, liên quan đến tiến trình phi hạt nhân hóa. Tiến trình này phải bao gồm: tạm dừng vô thời hạn việc thử tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân; kiểm kê toàn diện về sức mạnh vũ khí hạt nhân của Triều Tiên; tháo dỡ tất cả thanh nhiên liệu từ các lò phản ứng hạt nhân và toàn bộ các cơ sở liên quan đến sản xuất vũ khí hạt nhân; phá hủy các tên lửa đạn đạo, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và phá hết các kho dự trữ vật liệu phân hạch. Những hoạt động này phải được giám sát bởi các thanh sát viên quốc tế.

Ba là, cần có hàng loạt động thái tích cực (đối với Triều Tiên) từ phía Mỹ, gồm có: chấm dứt tất cả những cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn và trao đổi sĩ quan quân đội giữa 2 nước này cũng như hoạt động cứu trợ nhân đạo; dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận của Mỹ và/hoặc Liên Hiệp Quốc; sự bảo đảm an ninh từ Mỹ và một hiệp ước hòa bình chính thức tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, bình thường hóa quan hệ ngoại giao và phát triển quan hệ kinh tế.

Nếu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 đem lại kết quả tích cực cho tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thì các nước lớn có liên quan mật thiết gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga cũng sẽ được kéo vào cuộc; có chăng họ sẽ cùng ngồi vào bàn hội nghị quốc tế để thông qua (cái gọi là) hiệp định về kết thúc chiến tranh và khôi phục hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Hội nghị thượng đỉnh lần này ở Hà Nội là sự kiện then chốt để quyết định hai bên có tìm được sự đồng thuận hay không nhằm làm thay đổi hiện trạng, xây dựng sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đồng thời khởi xướng những bước đi đầu tiên cho tiến trình phi hạt nhân hóa còn gian nan trước mắt. Để được như vậy, hay hơn cả là mỗi bên phải chịu nhân nhượng một chút, phải có qua có lại với nhau.

(*) Tác giả gửi cho Báo Người Lao Động;
(tựa do tòa soạn đặt lại; A.Q chuyển ngữ và biên tập)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo