xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếp tục xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành đô thị di sản

Q.Nhật

(NLĐO)-Xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành đô thị di sản, trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của khu vực và cả nước; trung tâm khoa học công nghệ của khu vực miền Trung.

Sáng 17-8, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất và kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh (1989-2019).

Tại buổi lễ, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, cho biết để đáp ứng nhu cầu phát triển sau giải phóng, chủ trương hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh đã được Bộ Chính trị ra Nghị quyết 245 từ ngày 20-9-1975 và vào ngày 1-5-1976, UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã công bố ra mắt trước nhân dân trong tỉnh tại quảng trường Phu Văn Lâu, TP Huế. Đến ngày 30-6-1989, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính, chia tách Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.

Tiếp tục xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành đô thị di sản - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Độc lập hạng nhất cho tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đến nay, sau 30 năm tái lập tỉnh, nền kinh tế Thừa Thiên – Huế đã từng bước tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, giáo dục, y tế và các dịch vụ du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1989 - 2018 là 7,2%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 7 lần (theo giá so sánh 2010). Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 gấp 81,6 lần so với năm 1990. Thu ngân sách nhà nước năm 2018 đạt 7.800 tỉ đồng.

Tiếp tục xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành đô thị di sản - Ảnh 2.

Bệnh viện Trung ương Huế với hạng đặc biệt đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khẳng định để xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một tỉnh giàu về kinh tế, đẹp về văn hoá, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh thì địa phương này cần tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, quan tâm phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.

Tiếp tục xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành "đô thị di sản" với định hướng "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường" theo Kết luận 48-KL/TW và Thông báo 175-TB/TW của Bộ Chính trị. Tập trung xây dựng và phát triển trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của khu vực và cả nước; trung tâm GD-ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm khoa học công nghệ của khu vực miền Trung và cả nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo